Loading data. Please wait
Tiêu chuẩn ISO 22000 quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm chứng tỏ khả năng của tổ chức này trong việc kiểm soát các mối nguy hại về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm ngoài yếu tố về chất lượng còn thực sự an toàn đối với người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt quy mô và liên quan đến tất cả các khía cạnh trong chuỗi cung ứng thực phẩm và có mong muốn áp dụng hệ thống này nhằm cung cấp các sản phẩm an toàn. Do vậy tổ chức, doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 22000 bằng chính nguồn lực nội bộ và bên ngoài.
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, các trường hợp ngộ độc thực phẩm và sự bùng phát các mối nguy từ thực phẩm ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển là minh chứng cho sự cần thiết phải có các tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội.
Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các Doanh nghiệp thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi Doanh nghiệp muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với Doanh nghiệp thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ mối nguy về an toàn thực phẩm có thể thâm nhập vào chuỗi thực phẩm ở bất cứ giai đoạn nào, nên kiểm soát một cách đầy đủ và trao đổi thông tin trong suốt quy trình là điều cần thiết. Chỉ một khâu trong chuỗi cung ứng yếu có thể gây ra sự không an toàn cho thực phẩm, điều này có thể gây ra hàng loạt nguy cơ đối với người tiêu dùng và gây tốn kém về mặt chi phí cho nhà cung cấp. Vì vậy, an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của tất cả các bên liên quan.
Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS, Giảm chi phí bán hàng, Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng, Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng, Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14001).Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới và được ban hành vào ngày 01/09/2005.
Hiện nay Việt Nam đã có Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 22000:2007 tương đương với ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005 đang được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO soát xét, sửa đổi, dự kiến sẽ chính thức ban hành vào đầu năm 2018.
Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000
ISO 22000:2005, Food safety management systems -- Requirements for any organization in the food chain
ISO 22000:2005/Cor 1:2006
ISO/TS 22002-1:2009, Prerequisite programmes on food safety -- Part 1: Food manufacturing
ISO/TS 22002-2:2013, Prerequisite programmes on food safety -- Part 2: Catering
ISO/TS 22002-3:2011, Prerequisite programmes on food safety -- Part 3: Farming
ISO/TS 22002-4:2013, Prerequisite programmes on food safety -- Part 4: Food packaging manufacturing
ISO/TS 22002-6:2016, Prerequisite programmes on food safety -- Part 6: Feed and animal food production
ISO/TS 22003:2013, Food safety management systems -- Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems
ISO 22004:2014, Food safety management systems -- Guidance on the application of ISO 22000
ISO 22005:2007, Traceability in the feed and food chain -- General principles and basic requirements for system design and implementation
Các Tiêu chuẩn quốc gia TCVN tương ứng với bộ tiêu chuẩn ISO 22000
TCVN ISO/TS 22002-2:2014 (ISO/TS 22002-2:2013) về Chương trình tiên quyết an toàn thực phẩm - Phần 2: Cung cấp thực phẩm
TCVN ISO/TS 22002-1:2013 (ISO/TS 22002-1:2009) về Chương trình tiên quyết an toàn thực phẩm - Phần 1: Chế biến thực phẩm
TCVN ISO/TS 22003:2015 (ISO/TS 22003:2013) về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
TCVN ISO/TS 22004:2015 (ISO/TS 22004:2014) về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 22000
TCVN ISO 22005:2008 (ISO 22005 : 2007) về Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống
Đổi mới hiện diện ở mọi thời điểm, mọi nơi trên thế giới và chính là căn nguyên của mọi sự thay đổi, cải tiến và tiến bộ...
Theo các chuyên gia, việc cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền...
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.
Những thay đổi được đề xuất chính đối với tiêu chuẩn bao gồm các sửa đổi đối với cấu trúc của nó cũng như làm rõ các...
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 phiên bản mới cung cấp những thông tin và yêu cầu rõ ràng hơn cho hàng vạn công ty trên...
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 15/CT-TTg về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ...
Một số chuyên gia tham gia vào việc sửa đổi ISO 22000 giải thích tại sao phiên bản mới của tiêu chuẩn là một phản ứng...
BRC Global Standards đã công bố ngày phát hành BRC Food Issue 8 vào ngày 1 tháng 8 năm 2018
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về “thịt mát” và dự...
Dự thảo TCVN ISO 22000 đang được Ban kỹ thuật TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn và trong quá...
Hàng năm Ủy ban Đánh giá sự phù hợp của ISO (ISO/CASCO) thực hiện một cuộc khảo sát về việc chứng nhận phù hợp với các...
Trong những năm qua, ngành công nghiệp và các nhà quản lý đã phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm làm cho các...
Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 20/08/2018 đã ban hành Công văn 234/ĐKKD-NV hướng dẫn một số...
Ngày 04/7/2018, Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tổng quan về các sửa đổi đối với...
Tín hiệu đáng mừng là các vi phạm liên quan đến chất lượng bánh tuy có nhưng không nhiều, còn lại là các lỗi về an toàn...
Doanh nghiệp sẽ được tham gia hàng loạt chương trình huấn luyện, tư vấn xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, đổi mới công...
Ngày 4/9/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Thông tư này quy định chi tiết hình thức, trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia...