Loading data. Please wait
Ngày 4/9/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;
d) Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2018.
Nghị định này thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Quy chuẩn quốc gia (QCVN) này quy định các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với sữa...
Ngày 21/12/2017 Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 4755/QĐ-BCT về việc công bố Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo dự thảo Thông tư về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật và gửi...
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3741/QĐ-BYT về việc bãi bỏ Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Bộ...
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư thu phí, lệ phí trong lĩnh vực quản lý...
Tiêu chuẩn ISO 22000 quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong...
Một số chuyên gia tham gia vào việc sửa đổi ISO 22000 giải thích tại sao phiên bản mới của tiêu chuẩn là một phản ứng...
Trong những năm qua, ngành công nghiệp và các nhà quản lý đã phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm làm cho các...
Food safety management systems. Guidance on the application of ISO 22000
Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain; Technical Corrigendum 1
Food safety management systems. Guidance on the application of TCVN ISO 22000:2007
Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain
Food safety management systems - Guidance on the application of ISO 22000:2005