Loading data. Please wait

Công nhận tổ chức chứng nhận

Công nhận tổ chức chứng nhận là gì

Là một trong những chương trình công nhận phổ biến hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam:

  • Được tổ chức và hoạt động phù hợp với TCVN ISO/IEC 17011:2007 
  • Là thành viên của các tổ chức công nhận trong khu vực và quốc tế như: Diễn đàn Công nhận Thế giới – IAF; Tổ chức Công nhận Châu Á Thái Bình Dương – PAC 
  • Là thành viên Thỏa ước Thừa nhận Lẫn nhau của Diễn đàn Công nhận Thế giới – IAF MLA cho lĩnh vực công nhận tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (QMS), hệ thống quản lý môi trường (EMS), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS), sản phẩm (PRODUCT).

Phạm vi công nhận

Công nhận tổ chức chứng nhận cung cấp dịch vụ công nhận cho các tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực:

Chuẩn mực công nhận

Đối với công nhận tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (QMS), hệ thống quản lý môi trường (EMS)

  • ISO/IEC 17021/ ISO/IEC 17021-1: Yêu cầu cho tổ chức đánh giá và chứng nhận Hệ thống Quản lý;
  • ISO/IEC TS 17021-2: Yêu cầu năng lực đối với việc đánh giá và chứng nhận Hệ thống Quản lý Môi trường;
  • ISO/IEC TS 17021-3: Yêu cầu năng lực đối với việc đánh giá và chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng;
  • Các tài liệu bắt buộc áp dụng của IAF.

Đối với công nhận tổ chức chứng nhận sản phẩm (PRODUCT)

  • TCVN ISO/IEC 17065: Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình, dịch vụ.

Đối với công nhận tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS)

  • TCVN ISO/TS 22003: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các cơ quan tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Đối với công nhận tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân

  • TCVN ISO/IEC 17024: Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận năng lực cá nhân.

Lợi ích của công nhận

  • Tạo lòng tin cho khách hàng và các bên có liên quan về tính khách quan và độ tin cậy của tổ chức chứng nhận;
  • Thúc đẩy hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả chứng nhận giữa các quốc gia;
  • Đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động chứng nhận tại Việt nam và thúc đẩy việc áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến.

Một số yêu cầu về Tổ chức chứng nhận sự phù hợp

1.  Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập hoặc ngoài công lập, hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ;
  • Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
  • Chi nhánh của các tổ chức chứng nhận sự phù hợp nước ngoài đăng ký hoạt động theo Luật Đầu tư tại Việt Nam.

2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy hoặc cả chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.

3. Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn được tiến hành hoạt động chứng nhận hợp chuẩn sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Các yêu cầu quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
  • Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Tổ chức chứng nhận hợp quy được tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Các yêu cầu quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
  • Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
  • Được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chỉ định là tổ chức thực hiện chứng nhận hợp quy. 

5. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể về năng lực của tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy; trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy.

6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện các công việc sau:

  • Quy định chi tiết trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy;
  • Tổ chức xem xét, đánh giá, xác nhận năng lực theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận quy định tại Nghị định 127/2007/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) được ưu tiên xem xét, chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy.

7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo danh sách các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được chỉ định trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương hoặc trên mạng internet để các tổ chức, cá nhân biết, lựa chọn, đồng thời thông báo Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý.

Liên hệ với Techdoc để được hỗ trợ tư vấn: 


Ấn phẩm