Loading data. Please wait
Lịch sử hình thành kinh tế tuần hoàn
Thuật ngữ kinh tế tuần hoàn “circular economy (CE)” lần đầu tiên được đề cập trong nghiên cứu của Pearce and Turner (1990) với quan điểm hệ thống kinh tế hiện tại đang đe dọa môi trường bằng cách biến nó thành một nơi chất thải vì các hoạt động sản xuất liên tục tạo ra chất thải và ô nhiễm, vì vậy hệ thống nên được chuyển đổi thành một hệ thống tuần hoàn bằng cách coi chất thải là một nguồn để có thêm tài nguyên. Nhưng sự hiểu biết thực tế của nó phức tạp hơn vì nó đã bị ảnh hưởng bởi nhiều lĩnh vực, những khái niệm và suy nghĩ khác nhau từ các bên liên quan của khối tư nhân và nhà nước.
Theo nhóm nghiên cứu của trường đại học Utrecht Hà Lan, kinh tế tuần hoàn được chia ra làm ba giai đoạn, được mô tả trong Bảng 1. Nền kinh tế tuần hoàn 3.0 hiện nay bắt đầu những năm 2010 và phát triển mạnh mẽ sau sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là Quỹ Ellen MacArthur vào năm 2012. Theo Quỹ Ellen MacArthur, Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp được phục hồi và tái tạo theo thiết kế, dựa trên ba nguyên tắc chính: (1) Thiết kế loại bỏ chất thải và ô nhiễm; (2) Lưu thông các sản phẩm và nguyên liệu (ở giá trị cao nhất của chúng); và (3) Tái tạo các hệ thống tự nhiên.
Hệ thống Kinh tế tuần hoàn theo tổ chức Ellen MacArthur được mô tả theo sơ đồ cánh bướm, bao gồm hai chu trình là chu trình kỹ thuật và chu trình sinh học. Trong sơ đồ trên, nhiều vòng lặp được tạo ra nhằm tăng sự lưu thông của sản phẩm, phụ phẩm và nguyên liệu, nghĩa là kéo dài thời gian sử dụng, và vòng lặp càng nhỏ thì càng dễ thực hiện trong khi vòng lặp dài (ví dụ như tái chế) thì việc thực hiện càng khó và tốn nhiều thời gian, công sức.
Kinh tế tuần hoàn là gì?
Nền kinh tế tuần hoàn chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống “khai thác - sản xuất - tiêu hủy” sang mô hình tái sử dụng có mục đích. Mục tiêu là giữ lại càng nhiều giá trị càng tốt từ các nguồn lực, sản phẩm, thành phần và vật liệu nhằm kiến tạo một hệ thống cho phép tái sử dụng, tân trang, tái sản xuất và tái chế lâu dài, tối ưu.
"Kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội giá trị
4,5 ngàn tỷ USD Đô La"
Nền kinh tế tuần hoàn kêu gọi sự thay đổi mô hình trong toàn xã hội, trong đó các sản phẩm, thành phần và vật liệu được coi là có khả năng tái tạo và phục hồi. Nó đánh giá lại cách quản lý tài nguyên và cách cảm nhận chất thải trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ thiết kế ban đầu đến sử dụng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất và cuối cùng là chuyển đổi thành các bộ phận cho sản phẩm mới.
Hiệu quả sử dụng vật liệu (ME) là một phần thiết yếu của nền kinh tế tuần hoàn. Nó bao gồm việc bảo tồn vật liệu bằng cách làm cho sản phẩm bền hơn, tiết kiệm tài nguyên hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sử dụng hoặc tái chế các bộ phận khi hết vòng đời.
Lợi ích mang lại của nền kinh tế tuần hoàn
Tiến tới nền kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp có thể thu được những lợi ích đáng kể, bao gồm:
Sự lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn của CEO đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, cũng như giúp đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mới.
Tại sao các doanh nghiệp đang chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn
Giảm thiểu rủi ro
Khan hiếm tài nguyên và biến động giá cả hàng hóa
Biến động giá tài nguyên là bình thường Tăng trưởng dân số và kinh tế kéo theo nhu cầu và việc sử dụng tài nguyên tăng cao. Trong 40 năm qua, lượng nguyên liệu khai thác hàng năm đã tăng hơn gấp ba lần. Khi dân số tăng lên và số người thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng, tổng nhu cầu tài nguyên dự kiến đạt 130 tỷ tấn vào năm 2050, trong khi đó năm 2014 con số này chỉ là 50 tỷ. Điều này có nghĩa nhu cầu
sử dụng tài nguyên sẽ vượt quá hơn 400% khả năng cung cấp của trái đất
Ngay cả khi đã tận dụng những cải tiến công nghệ thông thường và nỗ lực sử dụng tài nguyên hiệu quả, thì chúng ta vẫn sẽ sử dụng vượt so với năng lực cung cấp của trái đất khoảng 40 tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên mỗi năm cho đến năm 2050.
Biến động giá tài nguyên là bình thường
Quy mô và tốc độ tăng trưởng nhu cầu cộng với biến động giá ngắn hạn nhưng thường xuyên có thể khiến giá tài nguyên tăng lên trong dài hạn và gia tăng bất
ổn nguồn cung.
Sự trì hoãn không hành động sẽ mang đến những rủi ro cao
Cơ hội
Tăng trưởng GDP
Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội tăng GDP toàn cầu thêm 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030 và sẽ gia tăng khả năng phục hồi của các nền kinh tế toàn cầu.
Sự ủng hộ của chính sách
Dịch chuyển sang kinh tế tuần hoàn có thể giúp các doanh nghiệp đón đầu chính sách, quy định, định giá yếu tố bên ngoài cũng như khả năng thay đổi các công thức tính thuế. Với việc tạo ra các lợi ích kinh tế và bền vững nhờ chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp này đóng vai trò hình mẫu cho các nhà tạo lập chính sách và thúc đẩy họ cho ra đời các chính sách mới nhằm tạo
sân chơi bình đẳng. Các biện pháp kinh tế tuần hoàn có thể giúp thực hiện thành công Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và các Mục tiêu phát triển bền vững của
Liên Hợp Quốc.
Lợi ích kinh doanh và xã hội
Tạo việc làm: Bằng việc áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn, nước Pháp tạo thêm tới 500.000 việc làm. Giảm tiêu thụ năng lượng: Các giải pháp kinh tế tuần hoàn tiết
kiệm 37% năng lượng tiêu thụ tại EU. Giảm phát thải khí nhà kính: Các giải pháp kinh tế tuần hoàn có khả năng giảm khoảng 40% lượng khí phát thải tại Ấn Độ.10
Củng cố an ninh tài nguyên: Rừng bền vững đảm bảo các nguồn năng lượng tái tạo sử dụng để sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc sinh học luôn sẵn có trong dài hạn; áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào quản lý nguồn nước có thể góp phần làm giảm đáng kể áp lực nguồn nước tại các vùng trọng điểm. Động lực đổi mới: Doanh thu tiềm năng của một số mô hình kinh tế tuần hoàn áp dụng tại các hãng ô tô có thể tăng gấp đôi vào năm 2030, tương đương tăng thêm 400-600 tỷ USD.
Áp dụng "Tư duy kinh tế tuần hoàn" mang lại những cơ hội kinh tế mới đảm bảo tương lai cho doanh nghiệp của bạn
Doanh nghiệp bắt đầu triển khai nền kinh tế tuần hoàn như thế nào
Năm mô hình kinh doanh
Ba công nghệ đột phá
Vai trò của tiêu chuẩn trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn
Tiêu chuẩn có thể đóng vai trò là công cụ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, họ có thể cung cấp các phương pháp để đo lường độ bền hoặc khả năng nâng cấp của sản phẩm. Họ có thể đánh giá mức độ dễ dàng sửa chữa hoặc tái chế một sản phẩm. Và, họ có thể đảm bảo chất lượng của vật liệu tái chế.
Các tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn phải đặt ra các yêu cầu để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của sản phẩm, bao gồm cả thời điểm trong tương lai, sản phẩm sẽ được sử dụng lâu hơn nữa. Các vấn đề như nâng cấp sản phẩm và tăng số chu kỳ sửa chữa sẽ cần được giải quyết. Các tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn cũng cần phải tính đến việc các sản phẩm trong tương lai sẽ chứa lượng vật liệu tái chế và các thành phần tái sử dụng ngày càng tăng.
Xem thêm:
Các dịch vụ do TechDoc cung cấp: