Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Xây dựng Tiêu chuẩn thúc đẩy triển khai nền Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn là gì?

 

Hoạt động Tiêu chuẩn hoá trong nền Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam 

Đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia, ... đã xây dựng nhiều tiêu chuẩn liên quan. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã thành lập ban kỹ thuật ISO TC 323 Kinh tế tuần hoàn vào năm 2018. Ban kỹ thuật này cho đến nay đã có 76 thành viên chính thức, trong đó có Việt Nam. Ban kỹ thuật ISO TC 323 tập trung xây dựng các tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn, hướng dẫn, công cụ hỗ trợ và các yêu cầu về hoạt động của các tổ chức liên quan nhằm tối đa hóa sự đóng góp vào sự phát triển bền vững. Hiện nay có 6 dự thảo tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn đang được xây dựng:

(1) ISO/WD 59004, Circular economy — Framework and principles for implementation;

(2) ISO/WD 59010, Circular economy — Guidelines on business models and value chains;

(3) ISO/WD 59020.2, Circular economy — Measuring circularity framework;

(4) ISO/CD TR 59031, Circular economy – Performance-based approach – Analysis of cases studies;

(5) ISO/DTR 59032.2, Circular economy - Review of business model implementation; và

(6) ISO/AWI 59040, Circular Economy — Product Circularity Data Sheet.

Ngoài ra các Ban kỹ thuật khác của ISO cũng như các tổ chức tiêu chuẩn hóa khác như IECULETSIENBS ... cũng xây dựng các tiêu chuẩn của kinh tế tuần hoàn. Một số tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn được sử dụng rộng rãi phải kể đến gồm: 

–      ISO Guide 84:2020 Guidelines for addressing climate change in standards 

–      ISO 26000 Guidance on social responsibility 

–      ISO 14009:2020 Environmental management systems – Guidelines for incorporating material circulation in design and development 

–      IEC 62430 Environmental Conscious Design (ECD) 

–      UL 3600 Outline of Investigation for Measuring and Reporting Circular Economy Aspects of Products, Sites and Organizations 

–      EN 45552 General methods for assessing durability, remanufacturing, repair, reuse, upgrade, recyclability, reused components, recycled material, critical raw material, material efficiency aspects of energy-related products 

–      ETSI TR 103 476 Environmental Engineering (EE); Circular Economy (CE) in Information Communication Technology (ICT) 

–      BS 8001 Framework for implementing the principles of the Circular Economy in organizations – Guide 

Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có khung chung về kinh tế tuần hoàn cấp quốc gia nên vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc gia về kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên các hoạt động liên quan kinh tế tuần hoàn ở nước ta đã diễn ra rất sôi nổi trong thời gian qua. Dựa vào thực trạng triển khai, hoạt động tiêu chuẩn hóa trong nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam có thể bao gồm ba hoạt động chính: 

  • Hoạt động xây dựng và soát xét tiêu chuẩn liên quan kinh tế tuần hoàn;
  • Thành lập Ban kỹ thuật liên quan kinh tế tuần hoàn;
  • và Hội nhập quốc tế về TCH liên quan kinh tế tuần hoàn. 

Hoạt động xây dựng và rà soát tiêu chuẩn liên quan kinh tế tuần hoàn

Từ kinh nghiệm quốc tế 

Trong báo cáo của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên Môi trường (ISPONRE, 2020) cho thấy hai cách tiếp cận chính sách để xây dựng kinh tế tuần hoàn hiện nay cho Việt Nam, đó là: (i) Tiếp cận theo khu vực kinh tế (Systemic economy-wide implementation) và (ii) Tiếp cận theo các nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu (focus on a group of sectors, products, materials and substances). Ngoài ra, từ kinh nghiệm quốc tế, một số hướng đi chung mà nhiều quốc gia đang thực hiện về kinh tế tuần hoàn, đó là: 

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó quy định cụ thể về các mục tiêu, nhiệm vụ phải thực hiện; Các biện pháp khuyến khích; và trách nhiệm của các bên liên quan; 

- Xây dựng và ban hành kế hoạch hành động chi tiết và lộ trình thực hiện cho quá trình chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn. Hành động cụ thể theo từng nhiệm vụ, từng ngành bao gồm các nội dung hành động của tiến trình thực hiện kinh tế tuần hoàn như: thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, quản lý chất thải, quản lý nguyên liệu thứ cấp, các ngành ưu tiên, đổi mới đầu tư và các sáng kiến mới; 

- Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn không giới hạn ở một số vật liệu hoặc lĩnh vực nhất định. Đó là một sự thay đổi hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và liên quan đến tất cả các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, các quốc gia thường bắt đầu thực hiện kinh tế tuần hoàn với 1 số ngành, lĩnh vực ưu tiên, để làm tiền đề mở rộng sau. Các ngành thường được ưu tiên là: ngành nhựa, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp (tập trung vào thực phẩm); 

- Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, cùng với việc tham gia các chương trình của chính phủ, của tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi cũng như sự tự nguyện đổi mới, sáng kiến bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao năng lực cạnh tranh; 

- Việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn cần phù hợp với điều kiện kỹ thuật, tài chính và nhân lực của từng nơi. Tiếu biểu như mô hình khu công nghiệp Kadlundborg tại Đan Mạch sở dĩ rất thành công là nhờ điều kiện kỹ thuật và tài chính rất tốt của Đan Mạch, đặc biệt là sự nhận thức rất cao của các doanh nghiệp về các cơ hội và lợi ích kinh tế của kinh tế tuần hoàn, tầm nhìn và khả năng thiết kế rất tốt của các nhà quản lý, đặc biệt, cũng cần thời gian cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp (Frosch, 1992). Mô hình cộng sinh của Kalundborg được coi là bài học tiêu biểu để xây dựng các mô hình tuần hoàn trong các khu công nghiệp liên ngành khác trên thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, để có thể áp dụng được thành công thì cần chuẩn bị tốt các điều kiện kể trên; 

- Chia sẻ kinh nghiệm thành công và kết nối mọi thành phần xã hội cùng tham gia: cần có những diễn đàn, website uy tín của Chính phủ, những chương trình tuyên dương chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức, doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn để truyền cảm hứng và ý thức bảo vệ môi trường, kết nối thúc đẩy các thành phần xã hội tự nguyện tham gia thực hiện kinh tế tuần hoàn trong mọi hoạt động; 

- Xây dựng khung giám sát trên tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn không giới hạn ở một số vật liệu hoặc lĩnh vực nhất định. Đó là một sự thay đổi hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và liên quan đến tất cả các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, các quốc gia thường bắt đầu thực hiện kinh tế tuần hoàn với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, để làm tiền đề mở rộng sau; 

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về kinh tế tuần hoàn. Tất cả các khu vực và bộ phận cần tích cực hỗ trợ thiết lập hệ thống thông tin kinh tế tuần hoàn, hệ thống dịch vụ tư vấn kỹ thuật và công bố kịp thời thông tin về công nghệ, quản lý cũng như chính sách kinh tế cho xã hội, thực hiện tư vấn thông tin, chuyên giao công nghệ và đào tạo. 

Trên cơ sở các quan điểm thống nhất kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận để tập trung chính sách, nguồn lực để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các cấp, các ngành, lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, giảm chất thải môi trường. Chính sách khuyến khích áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất – kinh doanh được tiếp cận như sau: 

Một là, tiếp cận theo vòng đời sản phẩm để thúc đẩy các mô hình tổng thể hoặc từng phần cho các sản phẩm, hàng hóa từ giai đoạn thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, thải bỏ. 

Hai là, tiếp cận theo khung đòn bẩy hay các hoạt động chính để khu vực kinh doanh, các chính phủ muốn chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn gồm (Andrew Morlet, 2015) tái sinh, chia sẻ, tối ưu hóa hiệu suất, vòng lặp, số hóa và trao đổi dịch vụ. 

Ba là, tiếp cận theo vòng đời dự án đầu tư để thiết kế các chính sách khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn từ giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn triển khai thực hiện, giai đoạn kết thúc dự án. 

Bốn là, tiếp cận để xây dựng chính sách theo các mô hình trong các ngành, lĩnh vực, khu vực cụ thể bao gồm: (1) Mô hình kinh tế tuần hoàn nội ngành (lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp & xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ); (2) các cơ sở sản xuất mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; các mô hình VAC, VACR; (3) Các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp sinh thái; (4) Mô hình về thị trường nguyên vật liệu thứ cấp; (5) Các mô hình phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường (doanh nghiệp, làng nghề tái chế, cơ sở sản xuất – kinh doanh); (6) các mô hình sản xuất sạch hơn. 

Năm là, tiếp cận theo loại công cụ chính sách: nhận thức, thuyết phục, giáo dục; công cụ chính sách mệnh lệnh và kiểm soát gồm: tiêu chuẩn, kỹ thuật; tiêu chuẩn thực hiện và trách nhiệm xử lý; các công cụ kinh tế, chính sách tài chính hoặc công cụ dựa vào thị trường gồm giấy phép môi trường; thuế, phí, lệ phí; trợ giá, trợ cấp giảm thải; chính sách hỗn hợp; thông tin, nhãn, thỏa thuận tự nguyện, đặt cọc – hoàn trả, trách nhiệm của nhà sản xuất. 

Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững

Việt Nam đã chính thức cam kết thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Các tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn có thể giúp doanh nghiệp khai thác tiềm năng của các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc trên ba lĩnh vực phát triển: kinh tế, môi trường và xã hội.

Liên Hợp Quốc và các đối tác tại Việt Nam đang nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững: 17 Mục tiêu liên kết với nhau và đầy tham vọng nhằm giải quyết những thách thức phát triển lớn mà Các Mục tiêu Phát triển Bền vững kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Đây là những mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đang thực hiện ở Việt Nam.

 


Ấn phẩm