Loading data. Please wait
Quy trình xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) gồm 7 bước:
Bước 1: Đề nghị xây dựng TCVN
Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TCVN. Đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TCVN được trình bày dưới dạng dự án TCVN theo yêu cầu và có thể kèm theo dự thảo tiêu chuẩn đề nghị (nếu có).
Bước 2: Xét duyệt dự án TCVN và đưa vào kế hoạch xây dựng TCVN
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (sau đây gọi là Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia) tổ chức việc xét duyệt dự án TCVN. Dự án TCVN được duyệt là căn cứ cho việc lập kế hoạch xây dựng TCVN.
Bước 3: Biên soạn dự thảo BKT
Ban kỹ thuật thực hiện các công việc sau:
- Lập và thông qua chương trình công tác để soạn thảo tiêu chuẩn;
- Thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu hoặc kết quả thử nghiệm có liên quan, các thông tin về sản xuất, quản lý, sử dụng, nghiên cứu khoa học và công nghệ,…;
- Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc soạn thảo (nếu có);
- Biên soạn dự thảo Ban kỹ thuật;
- Viết bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn;
- Thư ký Ban kỹ thuật gửi dự thảo BKT kèm theo bản thuyết minh để lấy ý kiến thành viên Ban kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Thời hạn lấy ý kiến cho dự thảo BKT theo đúng chương trình công tác;
- Ban kỹ thuật tổ chức họp để thông qua dự thảo BKT. Việc thông qua dự thảo được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận. Trường hợp dự thảo BKT không được ít nhất ba phần tư (3/4) thành viên của Ban kỹ thuật nhất trí thì phải sửa chữa và lấy ý kiến lại trong Ban kỹ thuật cho đến khi dự thảo BKT được thông qua.
- Thư ký Ban kỹ thuật thu thập và xử lý các ý kiến góp ý, lập bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý, tổ chức sửa chữa, bổ sung dự thảo BKT và soạn thảo thành dự thảo TCVN và viết bản thuyết minh kèm theo dự thảo TCVN.
Bước 4: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCVN
4.1. Dự thảo TCVN và bản thuyết minh (đã được thông qua trong Ban kỹ thuật) được gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến góp ý.
Danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến được xác định trong dự án TCVN đã được xét duyệt.
Dự thảo TCVN có thể được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức tương tự để lấy ý kiến rộng rãi của các bên quan tâm.
Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo.
4.2. Thư ký Ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, lập bản tổng hợp tiếp thu ý kiến góp ý, tổ chức sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo TCVN.
4.3. Nếu các ý kiến góp ý hoàn toàn đồng ý với nội dung của dự thảo TCVN thì Thư ký Ban kỹ thuật báo cáo với Trưởng Ban kỹ thuật về kết quả xử lý và lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCVN để Trưởng Ban kỹ thuật thông qua.
4.4. Trong trường hợp có ý kiến chưa nhất trí, dự thảo TCVN được đưa ra thảo luận tại Hội nghị chuyên đề để tìm phương án xử lý.
Thành phần tham dự Hội nghị chuyên đề có thể bao gồm các thành viên của Ban kỹ thuật và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCVN lấy ý kiến và các chuyên gia khác, nếu thấy cần thiết.
Khi cần, có thể tiến hành việc thử nghiệm, lấy thêm số liệu hoặc gửi dự thảo TCVN đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến bổ sung và tổ chức hội nghị chuyên đề nhiều lần để đảm bảo nguyên tắc đồng thuận cho đến khi dự thảo TCVN hoàn chỉnh.
Thư ký Ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý, lập biên bản hội nghị và bản tổng hợp tiếp thu ý kiến góp ý, tổ chức sửa chữa, bổ sung để hoàn chỉnh dự thảo TCVN. Sau đó, Thư ký Ban kỹ thuật tiến hành lập hồ sơ dự thảo TCVN theo quy định và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCVN để Trưởng Ban kỹ thuật thông qua.
4.5. Hồ sơ dự thảo TCVN do Ban kỹ thuật thực hiện phải được thẩm tra theo quy định trước khi trình thẩm định.
Bước 5: Thẩm định tiêu chuẩn quốc gia
5.1. Sau khi nhận được hồ sơ dự thảo TCVN, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tổ chức thẩm định theo đúng quy định hiện hành.
5.2. Ban kỹ thuật có trách nhiệm bảo vệ dự thảo TCVN trước Hội đồng và có trách nhiệm xử lý dự thảo, hồ sơ dự thảo TCVN theo kết luận của Hội đồng (nếu có).
5.3. Sau khi hoàn thành các thủ tục thẩm định, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tiến hành việc cấp số hiệu tiêu chuẩn cho dự thảo TCVN.
Bước 6: Công bố tiêu chuẩn quốc gia
6.1. Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tiến hành lập hồ sơ dự thảo TCVN trình duyệt.
Bản TCVN trình duyệt phải rõ ràng, chính xác, được trình bày theo đúng quy định.
6.2. Quyết định công bố TCVN được thông báo rộng rãi cho các bên liên quan.
Bước 7: Xuất bản và phát hành TCVN
Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tổ chức việc xuất bản và phát hành TCVN đã được công bố.
Tags: TCVN, Tiêu chuẩn quốc gia, Quy trình xây dựng tiêu chuẩn
Bản sửa đổi năm 2015 của tiêu chuẩn ISO 14001 có nhiều thay đổi, một trong những thay đổi quan trọng là điều khoản liên...
Xác định khía cạnh môi trường là một yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, vì nó là bước đầu tiên...
Tại sao bạn nên thực hiện ISO 14001 trong tổ chức của bạn? Nếu bạn là người mới quản lý môi trường, có thể bạn sẽ nghe...
Nếu bạn có một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phù hợp (QMS), làm thế nào tích hợp hệ thống quản lý môi trường...
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 mới sẽ không bao gồm các yêu cầu đối với một đại diện lãnh đạo, và tốt hơn là bạn nên loại bỏ...
Thật dễ dàng để trở nên quá tải với tài liệu hướng dẫn khi tin rằng mọi quá trình trong một tổ chức phải được ghi lại,...
Tuổi thọ trung bình của các doanh nghiệp đang dần rút ngắn lại, mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã tồn tại hàng trăm năm...
Trong bản phát hành ISO 14001:2015, có rất nhiều sự nhấn mạnh đặt trên các bên quan tâm của Hệ thống Quản lý Môi trường...
Cải tiến liên tục là một chủ đề nền tảng tiêu chuẩn 14001, có vẻ hợp lý để mong muốn đánh giá nội bộ nên được sử dụng để...
Nhiệt độ trái đất tăng đang gây lên sự xáo trộn và chúng ta cần phải có những hành động ứng phó phù hợp ngay bây giờ....
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh...
Hàng năm Ủy ban Đánh giá sự phù hợp của ISO (ISO/CASCO) thực hiện một cuộc khảo sát về việc chứng nhận phù hợp với các...
Bộ Công Thương vừa ra Chỉ thị 06/CT-BCT về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu...
Ngày 9/8/2018 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Công văn số 6068/BNN-KHCN đề xuất kế hoạch xây dựng...
Ngày 16/8/2018 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5066/QĐ-BYT về việc ban hành kèm theo Quyết định này “Bộ chỉ số đo...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông đã gửi lấy ý kiến rộng rãi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với máy...
Đại diện Bộ KH&CN khẳng định sẵn sàng chung tay cùng các bộ ngành, hiệp hội xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang gửi lấy ý kiến rộng rãi dự thảo QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất...
Căn cứ vào kết quả thẩm định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về các dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN, Bộ...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ để trình Bộ...
Ngày 01/8/2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-BKHCN về việc huỷ bỏ TCVN 7887:2008 Màng phản...
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được đưa vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, được sử dụng trong mọi thứ, từ bộ lọc thư...
Trí tuệ nhân tạo là “lĩnh vực khoa học và kỹ thuật dành riêng cho hệ thống được thiết kế để tạo ra các kết quả đầu ra...
Trí tuệ nhân tạo AI ngày nay bắt nguồn một cách lỏng lẻo từ phát minh thế kỷ 19 về “động cơ sai phân” của Charles...
rí tuệ nhân tạo AI phân tích dữ liệu để trích xuất các mẫu và đưa ra dự đoán. Nó thực hiện điều này bằng cách kết hợp...
Trong khi các cỗ máy phản ứng và Trí tuệ nhân tạo AI có trí nhớ hạn chế tồn tại ngày nay, lý thuyết về tâm trí và khả...
Trí tuệ nhân tạo AI có thể được phân loại phổ biến thành AI yếu hoặc AI mạnh
Máy học (Machine learning) là một lĩnh vực trong trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) mà trong đó các hệ thống máy...
Vậy trí tuệ nhân tạo AI có thể làm gì? Hầu hết mọi người đều quen thuộc với nó thông qua loa thông minh và trợ lý điện...
Với sự tích hợp ngày càng tăng giữa các ngành công nghiệp khác nhau, tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng và độ...
Khi Trí tuệ nhân tạo AI nó trở nên phức tạp hơn, chúng ta có thể mong đợi được thấy trí tuệ nhân tạo AI thay đổi cách...
Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI đang thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm...
Các tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường niềm tin vào trí tuệ nhân tạo AI và giúp hỗ trợ...
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang liên tục xâm nhập vào các lĩnh vực trước đây dành riêng cho con người. Robot hỗ trợ công nhân...
Tiêu chuẩn hóa vừa đóng vai trò hỗ trợ vừa đóng vai trò chủ đạo trong phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI). Điều cần thiết...
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia đóng một vai trò quan trọng và đi đầu trong việc xây dựng các tiêu...
Lợi ích của AI đang ngày càng tăng trên nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, vận tải, sản xuất, v.v. Nhưng vấn đề về...
Techdoc cung cấp thông tin các Tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC mới được ban hành và các dự thảo tiêu...
Tiêu chuẩn này nhằm giúp tổ chức phát triển, cung cấp hoặc sử dụng hệ thống AI một cách có trách nhiệm nhằm theo đuổi...
Cơ quan Tiêu chuẩn hóa Quốc gia Trung Quốc SAMR (SAC) gần đây đã ban hành 398 tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc GB bằng...
Cơ quan quản lý thị trường nhà nước (SAMR) thuộc Cục quản lý tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) gần đây đã ban hành một số...