Loading data. Please wait
1. ISO 26000 là gì?
ISO 26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn này định hướng áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô và loại hình, ở cả lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. Tiêu chuẩn này hỗ trợ họ trong nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Tiêu chuẩn ISO 26000 không những bổ sung giá trị cho công việc hiện tại về trách nhiệm xã hội mà còn mở rộng sự hiểu biết và thực thi trách nhiệm xã hội bằng cách:
2. Lợi ích của ISO 26000
3. Tầm quan trọng của ISO 26000
Hoạt động kinh doanh bền vững của các tổ chức có nghĩa không chỉ là việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo không gây nguy hại đến môi trường, mà hoạt động dựa trên trách nhiệm với xã hội.
Áp lực phải thực hiện như vậy xuất phát từ khách hàng, người tiêu dùng, các chính phủ, các hiệp hội và công chúng một cách rộng khắp. Đồng thời, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn của các tổ chức nhận thấy rằng thành công lâu dài phải được xây dựng dựa trên những hoạt động kinh doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế toán và bóc lột lao động.
Mặt khác, đã có một số những tuyên bố về nguyên tắc ở mức độ cao liên quan đến Trách nhiệm xã hội, cũng như những chương trình và sáng kiến cá nhân về Trách nhiệm xã hội. Thách thức đặt ra là làm thế nào để đưa những nguyên tắc đó trở thành hành động và làm cách nào để thực hiện Trách nhiệm xã hội một cách có hiệu quả khi mà việc hiểu rõ “Trách nhiệm xã hội là gì” vẫn còn có nhiều khái niệm khác nhau. Hơn nữa, những sáng kiến trước đây có xu hướng tập trung vào khái niệm “trách nhiệm xã hội đoàn thể”, trong khi Tiêu chuẩn ISO 26000 sẽ đưa ra hướng dẫn về Trách nhiệm xã hội không chỉ cho các tổ chức kinh doanh, mà còn cho cả các tổ chức thuộc lĩnh vực công cộng ở mọi loại hình.
ISO 26000 chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội.
4. ISO 26000 sẽ giúp các tổ chức như thế nào
ISO 26000 sẽ giúp các loại hình tổ chức, không phân biệt qui mô, hoạt động hay vị trí nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra hướng dẫn về:
5. Cấu trúc nội dung của ISO 26000
6. Các bước triển khai ISO 26000
Bước 1: Lãnh đạo của doanh nghiệp cam kết nhận thức đầy đủ các lợi ích khi áp dụng ISO 26000, cam kết đáp ứng các yêu cầu về nguồn lực. Ngoài ra, lãnh đạo cần xác định phương pháp triển khai phù hợp, thời gian thực hiện dự án và mời tổ chức tư vấn, nếu cần thiết .
Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo, thành lập Ban triển khai xây dựng hệ thống trách nhiệm xã hội ISO 26000. Thành phần Ban triển khai gồm đại diện ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan.
Bước 2: Đánh giá và lập kế hoạch:
Đánh giá thực trạng của các hoạt động trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp
Xác định các khoảng cách giữa hoạt động thực tế với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 26000
Lập kế hoạch chi tiết cho triển khai dự án tại doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm các bộ phận liên quan và thời gian thực hiện.
Bước 3: Xây dựng Hệ thống trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp:
Đào tạo nhận thức các yêu cầu của ISO 26000 và cách thiết lập văn bản Hệ thống trách nhiệm xã hội cho ban triển khai,
Tập thể người lao động của doanh nghiệp tự đề cử người làm đại diện công nhân,
Xây dựng hệ thống tài liệu: các bộ phận được phân công soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp và ban hành tài liệu theo kế hoạch.
Bước 4: Áp dụng Hệ thống tài liệu:
Đào tạo nhận thức chung về Hệ thống trách nhiệm xã hội cho toàn bộ nhân viên trong Doanh nghiệp,
Hướng dẫn các bộ phận áp dụng tài liệu đã viết,
Chỉnh sửa tài liệu trên cơ sở thực tế và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có).
Bước 5: Đánh giá, cải tiến :
Đào tạo đánh giá nội bộ cho các thành viên ban triển khai và một số các thành viên của các bộ phận liên quan,
Thực hiện đánh giá nội bộ,
Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá nội bộ.
Bước 6: Chứng nhận, duy trì và cải tiến Hệ thống trách nhiệm xã hội sau chứng nhận:
Doanh nghiệp liên hệ và lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp và làm thủ tục đăng ký chứng nhận,
Đánh giá thử (nếu cần) và đánh giá chứng nhận,
Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận,