Loading data. Please wait

Dấu an toàn Châu Âu - CE Marking


Dấu An toàn Châu Âu (Dấu CE) xuất hiện trên rất nhiều sản phẩm được kinh doanh tại thị trường kinh tế chung Châu Âu.

Dấu An toàn Châu Âu (Dấu CE) bắt buộc đối với nhiều sản phẩm và cho biết:

  • Các nhà sản xuất kiểm tra sản phẩm đã đáp ứng đủ yêu cầu EU về môi trường, an toàn và sức khỏe.
  • Chứng tỏ sản phẩm tuân thủ luật pháp EU
  • Cho phép vận chuyển sản phẩm tự do trong thị trường Châu Âu

Bằng việc gắn dấu CE (CE marking) lên một sản phẩm, nhà sản xuất đang tuyên bố chịu trách nhiệm duy nhất trong việc hợp chuẩn với tất cả các yêu cầu luật pháp để đạt được dấu CE (CE marking). Như vậy nhà sản xuất đảm bảo giá trị pháp lý cho sản phẩm bán ra trên khắp Khu vực Kinh tế Châu Âu và EEA. Điều này cũng áp dụng đối với những sản phẩm sản xuất tại nước thứ ba bán trên EEA và Thổ Nhĩ Kỳ.

Không phải tất cả các sản phẩm đều phải mang dấu CE (CE marking). Chỉ những hạng mục sản phẩm phụ thuộc theo chỉ thị riêng về dấu CE  mới phải gắn dấu.

Dấu CE (CE marking) không có nghĩa là một sản phẩm được sản xuất tại EU mà là sản phẩm được đánh giá trước khi đưa vào thị trường EU. Nó có nghĩa rằng sản phẩm đáp ứng những yêu cầu luật pháp để có thể được bán tại EU và cũng có nghĩa rằng nhà sản xuất kiểm tra sản phẩm đã đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết, ví dụ sức khỏe, sự an toàn.

Nếu bạn là một nhà sản xuất, bạn phải có trách nhiệm:

  • Thực hiện kiểm hợp chuẩn
  • Xây dựng hồ sơ kỹ thuật
  • Tuyên bố Hợp chuẩn EC (DoC)
  • Gắn dấu CE lên một sản phẩm

Nếu bạn là nhà phân phối, bạn phải kiểm tra cả dấu CE (CE marking) và tài liệu hỗ trợ cần thiết có đầy đủ không.

Nếu bạn nhập khẩu sản phẩm từ nước thứ ba, bạn phải kiểm tra xem nhà sản xuất bên ngoài EU có thực hiện các bước cần thiết không, kiểm tra các tài liệu có sẵn không.

Những sản phẩm cần dấu CE

Dấu an toàn Châu Âu CE là bắt buộc nhưng chỉ với những sản phẩm nằm trong phạm vi của một hoặc hơn một Chỉ thị

Nếu sản phẩm của bạn được sản xuất ngoài EU, bạn phải đảm bảo sản phẩm mang dấu CE trong trường hợp nó thuộc phạm vi của một chỉ thị yêu cầu cần có dấu CE. Không phải tất cả các sản phẩm được bán tại thị trường EU đều cần dấu CE.

Dấu CE áp dụng với nhiều sản phẩm từ thiết bị điện tới đồ chơi, từ thuốc nổ dân dụng tới thiết bị y tế. Danh sách đầy đủ của những hạng mục sản phẩm như sau:

  • Thiết bị y tế cấy dưới da
  • Thiết bị năng lượng khí đốt
  • Cáp chuyên chở con người
  • Những sản phẩm liên quan tới thiết kế sinh thái về năng lượng
  • Tương thích điện từ
  • Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
  • Chất nổ dân dụng
  • Nồi hơi nước nóng
  • Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
  • Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
  • Thang máy
  • Điện áp thấp
  • Máy móc
  • Dụng cụ đo
  • Thiết bị y tế
  • Tiếng ồn trong môi trường
  • Dụng cụ cân
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân
  • Thiết bị áp lực
  • Pháo hoa
  • Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
  • Du thuyền
  • Đồ chơi an toàn
  • Thiết bị áp lực đơn

CE không yêu cầu với những mặt hàng ví dụ:

  • Hóa chất
  • Dệt may
  • Thực phẩm

Trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất

Việc gắn dấu CE được thực hiện trước khi đưa sản phẩm vào thị trường và là kết quả của quy trình đánh giá hợp chuẩn thành công mà nhà sản xuất đã hoàn thành theo luật pháp Châu Âu, áp dụng cho sản phẩm được nói đến.

Một nhà sản xuất được xác định là “sản xuất ra một sản phẩm, hoặc sở hữu sản phẩm được thiết kế và sản xuất, hoặc tiếp thị sản phẩm bằng tên hoặc thương hiệu của mình”. Một cá nhân hoặc công ty cũng phải có trách nhiệm của một nhà sản xuất nếu họ sử dụng sản phẩm hoàn thiện sẽ được bán trên thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu bằng tên hoặc thương hiệu của mình. Vì vậy, họ phải có thông tin yêu cầu về thiết kế, sản xuất và đánh giá hợp chuẩn cho sản phẩm định bán, như chỉ rõ trong luật pháp áp dụng.

Nhà sản xuất phải trải qua hàng loạt lần kiểm tra nhằm đánh giá và đảm bảo rằng sản phẩm hợp chuẩn với các chỉ thị Châu Âu liên quan. Bằng việc gán dấu CE, dự thảo các tài liệu kỹ thuật và tuyên bố hợp chuẩn CE, nhà sản xuất tuyên bố trách nhiệm duy nhất của mình về sự tuân thủ của sản phẩm với các yêu cầu pháp lý liên quan và xác nhận rằng các đánh giá cần thiết đã được hoàn thành. Tài liệu kỹ thuật cung cấp các thông tin về sự đánh giá hợp chuẩn của sản phẩm với những yêu cầu liên quan cũng như đánh giá mối nguy hiểm.

Các nhà chức trách quốc gia có thẩm quyền đánh giá sản phẩm, vì vậy việc nhà sản xuất giữ tài liệu – bao gồm tài liệu kỹ thuật và Tuyên bố Hợp chuẩn EC – để làm bằng chứng nếu có phát sinh các vấn đề rất quan trọng.

Nếu nhà sản xuất có trụ sở ở Khu vực Kinh tế Châu Âu hoặc nơi nào khác, họ có thể chọn chỉ định một đại diện ủy quyền (phải có trụ sở đặt ở Khu vực Kinh tế Châu Âu) để thay mặt thực hiện các công việc hành chính. Điều này có thể bao gồm việc gắn nhãn CE. Tuy nhiên, việc kiểm tra yêu cầu để đảm bảo sự hợp chuẩn của sản phẩm chỉ được thực hiện bởi nhà sản xuất.

Liên hệ với Techdoc để được hỗ trợ tư vấn:  


Ấn phẩm