Loading data. Please wait
Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sản phẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm giám sát, trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình.
1. Chứng nhận sản phẩm là gì?
Chứng nhận sản phẩm là việc tiến hành đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm đối với các tiêu chuẩn và các tài liệu quy chuẩn liên quan đã quy định. Sau khi được chứng nhận các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ tạo được niềm tin và độ tin cậy cao cho khách hàng đối với sản phẩm của mình nếu việc chứng nhận sản phẩm được tiến hành thông qua một tổ chức chứng nhận độc lập.
Chứng nhận sản phẩm là việc xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu quy định nêu trong chuẩn mực chứng nhận theo các quy tắc, thủ tục/quy trình và chỉ dẫn cho việc tiến hành hoạt động đánh giá chứng nhận.
Sản phẩm: bao gồm cả dịch vụ và quá trình.
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn) là việc chứng nhận sản phẩm trong đó chuẩn mực sử dụng để chứng nhận là các tiêu chuẩn được xây dựng trên nguyên tắc đồng thuận, bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc gia. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là hoạt động mang tính tự nguyện. Tuy nhiên đây là một biện pháp quan trọng giúp nâng cao lòng tin của khách hàng và các bên liên quan vào chất lượng, tính an toàn, độ tin cậy hay tác động tới môi trường của sản phẩm.
Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, ITU); tiêu chuẩn khu vực (EN); hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài như: BS (Anh), JIS(Nhật), Mỹ (ASTM, ASME, ANSI ...), Đức (DIN), Hàn Quốc (KS), Trung Quốc (GB)...
Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy) là việc chứng nhận sản phẩm trong đó chuẩn mực sử dụng để chứng nhận là các quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy chuẩn quốc gia (QCVN) và quy chuẩn địa phương (QCĐP). Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Lợi ích chứng nhận sản phẩm
3. Các phương thức chứng nhận sản phẩm
Để thực hiện việc chứng nhận sản phẩm phù hợp, các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá chứng nhận theo các quy tắc, thủ tục do tổ chức chứng nhận quy định trên cơ sở các quy định của quốc tế và quốc gia. Ở Việt Nam, hiện nay việc đánh giá chứng nhận sản phẩm có thể được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, Tổ chức chứng nhân sẽ cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu phù hợp trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận phù hợp.
4. Quy trình chứng nhận sản phẩm
5. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
6. Tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của Tổ chức chứng nhận sản phẩm
TCVN ISO/IEC 17065 (ISO/IEC 17065) Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình, dịch vụ.
việc chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 mới có thể gặp thách thức nhưng với việc lập kế hoạch,...
Chứng nhận sản phẩm là việc tiến hành đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm đối với các tiêu chuẩn và các tài...