Loading data. Please wait

Dán nhãn tiết kiệm năng lượng

 

Giới thiệu Nhãn năng lượng

Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ

Các loại mẫu nhãn tiết kiệm năng lượng.

 

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng

a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu; 

b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm; 

c) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài); 

d) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến. 

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

 

Doanh nghiệp tiến hành Dán nhãn năng lượng

1. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

2. Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng quy định.

3. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:

a) Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;

b) Mã hiệu phương tiện, thiết bị;

c) Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;

d) Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

4. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.

5. Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.

Trình tự thủ tục đăng ký Dán nhãn tiết kiệm năng lượng 

 

Sử dụng Nhãn năng lượng

1. Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, mẫu phải in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:

 

a)  Tên nhà sản xuất đầy đủ hoặc viết tắt;

b)  Tên và mã hiệu của phương tiện và thiết bị;

c)   Mã số chứng nhận do Bộ Công Thương cấp, ngày cấp;

d)  Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;

đ) Tiêu chuẩn hoặc Quy định áp dụng.

Các thông tin kỹ thuật đặc thù cho từng phương tiện và thiết bị sẽ được quy định cụ thể tại phụ lục của quyết định chứng nhận nhãn năng lượng.

2. Sau khi được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp tự in nhãn năng lượng và dán lên phương tiện, thiết bị đã đăng ký theo mức năng lượng xác định trong giấy chứng nhận được cấp.

3. Nhãn năng lượng gắn lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước phù hợp được thay đổi kích thước tăng giảm theo tỉ lệ, không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.

4. Hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp không được tiếp tục dán nhãn năng lượng và phải đăng ký chứng nhận lại.

 

Các văn bản, tài liệu hướng dẫn Dán nhãn năng lượng

 

  • Hướng dẫn dán nhãn cho sản phẩm máy thu hình
  • Hướng dẫn dán nhãn cho sản phẩm màn hình máy tính
 
  • Hướng dẫn đăng ký sản phẩm trực tuyến
  • Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng SP Tủ lạnh
  • Những điều cần biết – Làm thế nào để đăng ký dán nhãn sản phẩm

  • Cẩm nang nhận biết Nhãn năng lượng

  • Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng SP Điều hoà
  • Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng SP Máy giặt
  
  • Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng SP Nồi cơm điện
  
  • Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng SP Quạt điện
  
  • Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng SP Bóng đèn
  
  • Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng
  
  • Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực
 
  • Thông tư 36/2016/TT-BCT Hướng dẫn dãn nhãn năng lượng

 

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng

1.   Nhóm thiết bị gia dụng

TCVN 7826:2015 Quạt điện – Hiệu suất năng lượng

TCVN 7828:2016 Tủ lạnh tủ kết đông Hiệu suất năng lượng

TCVN 7829:2016 Tủ lạnh tủ kết đông Phương pháp xác định Hiệu suất năng lượng

TCVN 7830:2015 Máy Điều hòa không khí không ống gió - Hiệu suất năng lượng

TCVN 7831:2012 Máy Điều hòa không khí không ống gió – Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

TCVN 9537:2012 Máy thu hình – Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

TCVN 9536:2012 Máy thu hình – Hiệu suất năng lượng

TCVN 8526:2013 Máy giặt – Hiệu suất năng lượng tối thiểu và phương pháp xác định

TCVN 8252:2015 Nồi cơm điện – Hiệu suất năng lượng

TCVN 8249:2013 Bóng đèn huỳnh quang dạng ống – Hiệu suất năng lượng

TCVN 8248:2013 Balats điện từ - Hiệu suất năng lượng

TCVN 7897:2013 Balat điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang – Hiệu suất năng lượng

TCVN 7896:2015 Bóng đèn huỳnh quang compact – Hiệu suất năng lượng

TCVN 7541-1:2005 Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao – Phần 1: Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

TCVN 7541-2:2005 Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao – Phần 2: Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

2.   Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại

TCVN 9510:2012 Máy photocopy – Hiệu suất năng lượng

TCVN 9509:2012 Máy in – Hiệu suất năng lượng

TCVN 9508:2012 Màn hình máy tính – Hiệu suất năng lượng

3.   Nhóm thiết bị công nghiệp

TCVN 8525:2015 Máy biến áp phân phối – Hiệu suất năng lượng tối thiểu và phương pháp xác định  

TCVN 7540-1:2013 Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc - Phần 1: Hiệu suất năng lượng

TCVN 7540-2:2013 Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc - Phần 2: Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng


Ấn phẩm