Loading data. Please wait
Xem toàn bộ danh mục tiêu chuẩn ISO tại Techdoc.vn
Hướng dẫn mua tiêu chuẩn Việt Nam, nước ngoài và quốc tế
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standardization ISO) là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ gồm 163 thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia để cùng chia sẻ kiến thức và xây dựng tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, dựa trên sự đồng thuận và thích hợp với thị trường, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp đối với các thách thức toàn cầu.
Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra quy định kỹ thuật cấp thế giới cho sản phẩm, dịch vụ và hệ thống để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Các tiêu chuẩn là công cụ tạo thuận lợi thương mại quốc tế. Hiện nay, ISO đã công bố hơn 21.478 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu liên quan, bao trùm gần như tất cả các ngành công nghiệp, từ công nghệ tới an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Tiêu chuẩn quốc tế ISO tác động tới mọi người, mọi nơi.
ISO được thành lập năm 1946 khi đoàn đại biểu từ 25 quốc gia gặp mặt tại Hiệp hội kỹ sư xây dựng ở Luân Đôn và quyết định thành lập một tổ chức quốc tế “để tạo thuận lợi cho hợp tác và thống nhất quốc tế các tiêu chuẩn công nghiệp”. Vào ngày 23/2/1947, tổ chức mới, ISO, chính thức bắt đầu hoạt động. Cơ cấu tổ chức của ISO bao gồm:
- Đại Hội đồng (General Assembly): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất đối với tất cả các công việc của ISO. Đại hội đồng họp toàn thể mỗi năm một lần, gồm tất cả các nước thành viên và quan chức của ISO;
- Hội đồng ISO (ISO Council): chịu trách nhiệm về hầu hết các vấn đề quản lý. Hội đồng họp một năm hai lần gồm 20 thành viên được Đại Hội đồng ISO bầu ra, các cán bộ của ISO và Chủ tịch Uỷ ban Phát triển chính sách (CASCO, COPOLCO, DEVCO). Dưới Hội đồng là một số cơ quan cung cấp các hướng dẫn và quản lý về các vấn đề cụ thể:
- Ban Quản lý Kỹ thuật (Technical Management Board - TMB): quản lý các hoạt động kỹ thuật. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn và ban cố vấn chiến lược;
- Ban Thư ký Trung tâm (Central Secretariat): do Tổng Thư ký điều hành;
- Các Ban Kỹ thuật/Tiểu ban kỹ thuật (Technical Committees/Sub-Committees - ISO/TCs/SCs): tiến hành nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn và tài liệu dạng tiêu chuẩn của ISO.
Các thành viên của ISO là các tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu các nước và mỗi quốc gia chỉ có một thành viên đại diện. Mỗi thành viên đại diện cho ISO trong nước của mình. Các cá nhân hoặc công ty không thể giữ vai trò thành viên ISO.
ISO có ba loại hình thành viên. Mỗi loại đều có một mức độ tiếp cận và ảnh hưởng khác nhau đối với hệ thống ISO. Trong số 163 thành viên của ISO, có 119 thành viên đầy đủ, 40 thành viên thông tấn và 4 thành viên đăng ký. Điều này giúp ISO tính đến cũng như nhận diện các nhu cầu và năng lực khác nhau của mỗi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
Thành viên đầy đủ ảnh hưởng đến chiến lược và việc xây dựng tiêu chuẩn ISO bằng cách tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật của ISO. Thành viên đầy đủ có quyền bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia mình.
Thành viên thông tấn tham gia việc xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược của ISO bằng cách tham dự các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật ISO với tư cách quan sát viên. Các thành viên thông tấn có thể bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia.
Thành viên đăng ký duy trì việc cập nhật về công việc của ISO nhưng không thể tham gia. Họ không được bán hoặc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia.
Ngoài ra còn có 711 tổ chức quốc tế có quan hệ với các Ban Kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật của ISO.
Hoạt động kỹ thuật của ISO được triển khai bởi 3.555 đơn vị kỹ thuật, trong đó có 247 ban kỹ thuật (TC), 508 tiểu ban kỹ thuật, 2.674 nhóm công tác và 126 nhóm đặc biệt. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, ISO đã xây dựng được 21.478 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu dạng tiêu chuẩn, trong đó có 27,3% về công nghệ kỹ thuật; 21,8% về công nghệ vật liệu; 17,7% về điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông; 10,7% về giao thông vận tải và phân phối hàng hóa; 9,3% về các lĩnh vực chung, cơ sở hạ tầng, khoa học và dịch vụ; 5,6% về nông nghiệp và công nghệ thực phẩm; 4,1% về y tế, sức khỏe và môi trường; 2,5 % về xây dựng và 1,0% về công nghệ đặc biệt. Trong năm 2016, ISO đã tổ chức 1.509 cuộc họp kỹ thuật tại 45 quốc gia, xử lý 4.997 hạng mục công việc với 1.648 hạng mục công việc trong giai đoạn chuẩn bị + 754 dự thảo ban kỹ thuật + 2595 dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS) và dự thảo cuối tiêu chuẩn quốc tế (FDIS). công bố 1.381 tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu dạng tiêu chuẩn.
Địa chỉ website của ISO: www.iso.org
Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Việt Nam đã tham gia Hội đồng ISO trong 3 nhiệm kỳ: 1997 - 1998, 2001 - 2002 và 2004 - 2005; hiện tham gia với tư cách thành viên P (Thành viên chính thức) trong 17 Ban kỹ thuật và Tiểu ban Kỹ thuật của ISO; tham gia với tư cách thành viên O (Thành viên quan sát) trong 70 Ban kỹ thuật và Tiểu ban Kỹ thuật của ISO; là thành viên P của 2 ban phát triển chính sách của ISO: DEVCO (Ban về những vấn đề của các nước đang phát triển), CASCO (Ban Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp); thành viên O của Ban Chính sách người tiêu dùng COPOLCO và Ban Mẫu chuẩn (REMCO).
Các thuật ngữ chung và định nghĩa dưới đây về tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan nhằm mục đích góp phần tăng...
Ba Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC và...
Các thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO là các tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu tại mỗi quốc gia họ và mỗi nước...
Quality management systems - Particular requirements for the application of ISO 9001:2008 for automotive production and relevant service part organizations
Quality systems - Medical devices - Particular requirements for the application of EN ISO 9001
Quality management systems - Guidelines for the application of ISO 9001:2008 in local government
Quality systems - Automotive suppliers - Particular requirements for the application of ISO 9001:1994
Aerospace series - Quality management systems - Assessment applicable to stockist distributors (based on ISO 9001:2000)
Quality systems - Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing; Amendment AC (ISO 9001:1994, including Technical Corrigendum 1:1995)