Loading data. Please wait

Tin tức / Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Quy định mới về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:

1- Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh tại (1) nêu trên có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Giấy chứng nhận) không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

3- Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại (1), (2) nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.

Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Nghị định cũng quy định cụ thể về kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhận tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định nêu trên.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.

Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

Nghị định có hiệu lực từ 1/10/2018.

(chinhphu.vn)


...

Dự án thí điểm ứng dụng Mã số mã vạch GS1 trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại GMS do dự án ADB T

Trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Nông nghiệp Then chốt Tiểu vùng sông Mê kông Mở rộng (GMS) do Ngân hàng Phát triển...

...

Tương lai nông nghiệp 4.0 của Thụy Sĩ

Cuộc cách mạng này thực sự đang diễn ra xung quanh việc thu hoạch mùa màng và quản lý dữ liệu nông nghiệp.

...

6 địa điểm lý tưởng cho cuộc cách mạng canh tác nông nghiệp

Với những phương pháp canh tác hiện đại, không tốn nhiều đất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi...

...

Khoa học và công nghệ là lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa Việt Nam và Pháp

Việt Nam và Pháp sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ, công nghệ thông...

...

Tương lai của nông nghiệp

Thách thức đến từ việc làm thế nào để cung cấp lương thực cho lượng dân số bùng nổ trong tương lai một cách bền vững,...

...

Dự thảo Chương trình hữu cơ quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)

Hoa Kỳ thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Chương trình hữu cơ quốc gia: Quy định hữu cơ USDA

...

Công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về phòng cháy chữa cháy, cây trồng, máy nông nghiệp, ống nước thải

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các Quyết định công bố các Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về phòng cháy chữa cháy, cây...

...

Dự thảo hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận phù hợp cho máy móc nông nghiệp và thủy sản

Ngày 29/5/2018, Philippines thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo hướng dẫn về việc cấp giấy...

...

04 dự thảo mới cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đặc thù

Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục giao cho Ban kỹ thuật TCVN/TC/F3/SC1 biên soạn mới 04 dự thảo TCVN về sản...

Ấn phẩm