Loading data. Please wait
Với hơn hai trăm bệnh lây lan qua chuỗi thực phẩm, rõ ràng là sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững là một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta. Toàn cầu hóa thương mại thực phẩm tiếp tục làm cho vấn đề an toàn thực phẩm trở lên phức tạp hơn và phiên bản mới của ISO 22000 về các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã cho thấy phản ứng tức thời của chúng ta trước vấn đề này.
An toàn thực phẩm là sự phòng ngừa, loại bỏ và kiểm soát các mối nguy hại từ thực phẩm, từ nơi sản xuất đến khâu tiêu thụ. Khi các nguy hại về an toàn thực phẩm có thể hiện diện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thì mọi công ty trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải thực hiện các biện pháp kiểm soát các mối nguy hại này một cách đầy đủ. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ có thể được duy trì thông qua các nỗ lực của tất cả các bên liên quan như chính phủ, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
Hướng tới tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm, không phụ thuộc vào quy mô và loại hình, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 "Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với tất cả tổ chức trong chuỗi thực phẩm (Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain)" chuyển đổi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Cần có các biện pháp phòng ngừa an toàn thực phẩm bằng cách giúp xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy về thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 phiên bản mới cung cấp những thông tin và yêu cầu rõ ràng hơn cho hàng vạn công ty trên toàn thế giới đang áp dụng tiêu chuẩn này. Những cải tiến mới nhất của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 bao gồm:
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cung cấp khả năng kiểm soát động đối với các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận sau đây: trao đổi thông tin có tính tương tác, quản lý các hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát quan trọng (HACCP).
Jacob Faergemand, Trưởng Tiểu Ban kỹ thuật ISO/TC 34/TC 17 "Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Management systems for food safety)" thuộc Ban kỹ thuật ISO/TC 34 "Các sản phẩm thực phẩm (Food products)" trực tiếp xây dựng Tiêu chuẩn này nói: “Để đáp ứng nhu cầu thị trường về an toàn thực phẩm, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 được xây dựng bởi tất cả các bên liên quan đến chuỗi thực phẩm: nhà quản trị, người tiêu dùng, nhà tư vấn, ngành công nghiệp và nhà nghiên cứu. Khi một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi người sử dụng ISO 22000, chúng ta chắc chắn rằng các yêu cầu từ thị trường được đáp ứng”.
ISO 22000: 2018 hủy và thay thế ISO 22000: 2005. Các tổ chức đã được chứng nhận đạt ISO 22000:2005 có ba năm kể từ ngày xuất bản để chuyển sang phiên bản mới.
Xuất khẩu lương thực, thực phẩm cần coi trọng nguồn nguyên vật liệu có chất lượng ổn định về kỹ thuật và vệ sinh an toàn...
Xuất khẩu lương thực, thực phẩm cần coi trọng nguồn nguyên vật liệu có chất lượng ổn định về kỹ thuật và vệ sinh an toàn...
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã triển khai việc xây dựng dự thảo Nghị...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo dự thảo Thông tư về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật và gửi...
Đây là nội dung nổi bật tại Quyết định 2318/QĐ-BYT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/bị bãi bỏ lĩnh vực an...
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư thu phí, lệ phí trong lĩnh vực quản lý...
Tiêu chuẩn ISO 22000 quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong...
Những thay đổi được đề xuất chính đối với tiêu chuẩn bao gồm các sửa đổi đối với cấu trúc của nó cũng như làm rõ các...