Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Tổng quan hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn nước ngoài trong ngành xây dựng

1. Thực trạng 

Trong những năm vừa qua, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác tại Việt Nam. Từ năm 1996 đến nay, Bộ Xây dựng đã ban hành hệ thống Quy chuẩn tương đối đầy đủ với 16 Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và 3 tập Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các bộ, ngành khác ban hành 28 QCVN liên quan đến hoạt động xây dựng. Tổng số Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong ngành xây dựng hiện nay là hơn 1.200 TCVN. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu quản lý kỹ thuật trong xây dựng, là công cụ phục vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật đã điều tiết hiệu quả các hoạt động đầu tư xây dựng từ quy hoạch, khảo sát – thiết kế, thi công đến khai thác sử dụng công trình, đã đưa ra các yêu cầu tối thiểu, tối đa bắt buộc phải áp dụng trong quy hoạch và xây dựng công trình nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con người, tài sản của nhà nước và nhân dân, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng đưa ra được các giải pháp, quy trình, chỉ dẫn nhằm sản xuất và cung cấp các sản phẩm và công trình xây dựng đạt được các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong quy chuẩn. Nhờ những đóng góp này, các công trình đã xây dựng trong những năm qua đạt chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu chức năng, công năng sử dụng. Hầu hết các công trình cấp I, II và cấp đặc biệt đã được kiểm soát chất lượng, gần như không có sự cố. Một số công nghệ tiên tiến đã được áp dụng tại Việt Nam góp phần nâng cao năng suất và chất lượng công trình, an toàn lao động và tiết kiệm thời gian. Đây còn là chuẩn mực để giải quyết các tranh chấp thương mại, phân định trách nhiệm và là một biện pháp kỹ thuật quan trọng cho doanh nghiệp cải tiến công nghệ, đảm bảo chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn còn góp phần ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, tính mạng con người.

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của công trình xây dựng, đồng thời góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư công trình xây dựng. Nhiều TCVN chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài như: ISO, EN, BS, DIN, JIS, AASHTO, ASTM, ANSI, GB ...

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) khoảng trên 1.500 tiêu chuẩn quốc gia, chia thành 11 nhóm, bao quát đầy đủ và toàn diện các lĩnh vực, công nghệ và quá trình xây dựng công trình. Con số này ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với ở Mỹ, Nga và Châu Âu.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO phân nhóm các lĩnh vực tiêu chuẩn theo mã phân loại ICS (International Classification for Standards), trong đó lĩnh vực xây dựng chủ yếu được phân nhóm như sau:

 

Xem chi tiết: Mã phân loại tiêu chuẩn quốc tế ICS

Hiện tại hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được phân loại theo Hệ thống ICS của ISO. Mặc dù việc phân loại này đã đáp ứng yêu cầu thống nhất cách phân loại các lĩnh vực tiêu chuẩn theo chuẩn quốc tế và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế đều tuân thủ theo cách phân loại này, tuy nhiên chưa thực sư thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn khi cần tra cứu, tìm kiếm. Thông thường các tổ chức, quốc gia tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng hệ thống tiêu chuẩn sẽ tiến hành phân nhóm thêm hệ thống tiêu chuẩn này theo cách riêng cho phù hợp với yêu cầu người dùng và yêu cầu quản lý của chính tổ chức mình. Trong thực tế việc sửdụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng thường theo nhóm loại hình kết cấu đưa ra trong Chỉ dẫn kỹ thuật công trình như Kiến trúc, Kết cấu, Kỹ thuật hạ tầng, An toàn cháy… và loại hình công tác thi công như: Công tác thi công bê tông, bê tông cốt thép, kết cấu thép, khối xây,…

Theo kết quả rà soát, đánh giá của Bộ Xây dựng cùng các chuyên gia và dữ liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cùng ý kiến của một số chuyên gia đầu ngành, hệ thống QCVN mặc dù nhiều nhưng chưa phủ hết các đối tượng và lĩnh vực xây dựng, đa số các QCVN đều hướng đến một đối tượng, loại công trình cụ thể, nhiều hoạt động xây dựng và loại công trình cần được ban hành QCVN (như cầu, đường, đập, hồ chứa, nhà ở và công trình công cộng…). Một số phạm vi áp dụng của QCVN chưa phù hợp với thực tiễn, chưa bám sát với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ xây dựng nước ngoài đang áp dụng tại Việt Nam.Bên cạnh đó, việc công khai, hệ thống, sắp xếp các QCVN nhiều hạn chế, còn thiếu thông tin về lộ trình xây dựng mới và soát xét các QCVN cần thiết, vẫn có QCVN còn trùng lặp về phạm vi và đối tượng, sự kết nối giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn, giữa tiêu chuẩn, quy chuẩn với các nguồn thông tin, dữ liệu khác (như: sản phẩm hàng hóa nhóm 2, mã HS, các VBQPPL có liên quan, tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định ...) còn thiếu và vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh.Thực tế rất khó tìm kiếm được thông tin đầy đủ về quy hoạch hệ thống QCVN chuyên ngành, một số quy chuẩn chỉ phổ biến trong một ngành mà thực sự gắn kết với các ngành khác, lĩnh vực khác…

Điều này cũng xảy ra tương tự với hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong lĩnh vực xây dựng. Việc thiếu thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nói chung, chưa có một cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nói riêng đã gây khó khăn không chỉ cho cơ quan quản lý, cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà cho cả tổ chức, cơ quan tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Nhận thức được những bất cập này, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn mới đang được Bộ Xây dựng hoàn thiện theo hướng kế thừa kết quả đạt được của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trước đây, đồng thời giải quyết những đòi hỏi cấp bách trong thực tiễn ngành xây dựng hiện nay và trong tương lai.Mục tiêu đến năm 2021, hoàn thành quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn gồm 1.800 - 2.000 tiêu chuẩn, 20 - 30 quy chuẩn quốc gia, đảm bảo tính thống nhất, linh hoạt, hài hòa giữa các hệ tiêu chuẩn chuyên ngành, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát huy sáng tạo, đổi mới công nghệ khi tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, nâng cao hội nhập khu vực và quốc tế, hướng tới tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường.Nhà nước quản lý và công bố danh mục các loại tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn nước ngoài sử dụng cho CTXD tại Việt Nam. 100% tiêu chuẩn, quy chuẩn được đầu tư xây dựng bằng ngân sách Nhà nước và được đăng tải đầy đủ, công khai sau khi ban hành, công bố để phổ biến rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, sử dụng của doanh nghiệp, nhà đầu tư.Đến năm 2030, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật đồng bộ, tinh gọn, dễ áp dụng, chỉ mang tính nguyên tắc. Nhà nước chỉ ban hành quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng. Các tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khoa học công nghệ chịu trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn. Cần tập trung đầu tư xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống thông tin điện tử cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các dữ liệu thông tin liên quan trong lĩnh vực xây dựng đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác và sử dụng QCVN, TCVN ở các bộ, ngành, địa phương và mọi đối tượng sử dụng khác trong thời gian tới.

2. Thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) về Xây dựng

Tổng số tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam  (TCVN) trong ngành xây dựng hiện có hơn 1.300 và 16 QCVN. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn trong những năm vừa qua đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác đáp ứng được yêu cầu quản lý kỹ thuật trong xây dựng, là công cụ phục vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương,

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật đã điều tiết hiệu quả các hoạt động đầu tư xây dựng từ quy hoạch, khảo sát – thiết kế, thi công đến khai thác sử dụng công trình, đã đưa ra các yêu cầu tối thiểu, tối đa bắt buộc phải áp dụng trong quy hoạch và xây dựng công trình nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con người, tài sản của nhà nước và nhân dân, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Hệ thống tiêu chuẩn cũng đưa ra được các giải pháp, quy trình, chỉ dẫn nhằm sản xuất và cung cấp các sản phẩm và công trình xây dựng đạt được các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong quy chuẩn.

Nhờ những đóng góp này, các công trình đã xây dựng trong những năm qua đạt chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu chức năng, công năng sử dụng. Hầu hết các công trình cấp I, II và cấp đặc biệt đã được kiểm soát chất lượng, gần như không có sự cố.

Một số công nghệ tiên tiến đã được áp dụng tại Việt Nam góp phần nâng cao năng suất và chất lượng công trình, an toàn lao động và tiết kiệm thời gian.

Đây còn là chuẩn mực để giải quyết các tranh chấp thương mại, phân định trách nhiệm và là một biện pháp kỹ thuật quan trọng cho doanh nghiệp cải tiến công nghệ, đảm bảo chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn còn góp phần ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, tính mạng con người.

Tuy nhiên, nhiều quy chuẩn của Việt Nam chưa phủ hết các đối tượng và lĩnh vực xây dựng. Về chất lượng, còn một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam do được chuyển dịch từ tài liệu nước ngoài.

Ngoài ra, một số quy định chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ xây dựng được du nhập từ các nước Châu Âu và Mỹ, Nhật Bản vào và đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành xây dựng là cần thiết.

Báo cáo này trình bày tóm tắt thực trạng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho công tác hệ thống hóa quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành Xây dựng Việt Nam.

Hệ tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng Việt Nam được sử  dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải và thuỷ lợi... với tổng số trên 1.300 tiêu chuẩn, các lĩnh vực chủ yếu như: Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng, Nền móng và công trình ngầm, Kết cấu xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng, công trình cầu, Tiết kiệm năng năng lượng, An toàn trong xây dựng,...

Hiện tại hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam được phân loại theo hệ thống tiêu chuẩn của ISO (theo Mã phân loại tiêu chuẩn quốc tế ICS), Nhìn chung hệ thống tiêu chuẩn xây dựng sẽ đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế song chưa thuận lợi cho người sử dụng. Trong thực tế việc sử dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng thường theo nhóm loại hình kết cấu đưa ra trong Chỉ dẫn kỹ thuật công trình như Kiến trúc, Kết cấu, Kỹ thuật hạ tầng, An toàn cháy… và, loại hình công tác thi công như: Công tác thi công bê tông, bê tông cốt thép, kết cấu thép, khối xây,… Để thuận lợi khi sử dụng, có thể phân loại tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực xây dựng theo các lĩnh vực bảng dưới đây.

Bảng 2 - Phân loại tiêu chuẩn xây dựng theo lĩnh vực 

STT

Lĩnh vực

Số lượng

1

Kết cấu

153

2

Kiến trúc

56

3

Địa kỹ thuật, trắc địa

73

4

Vật liệu

497

STT

Lĩnh vực

Số lượng

5

Hạ tầng

220

6

Môi trường

51

7

Quy hoạch

12

8

Máy Xây dựng

42

9

Giao thông

53

10

An toàn trong XD

15

11

Lĩnh vực khác

61

 

Tổng số

1.235

 Xem danh mục đầy đủ các Tiêu chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng.

3. Phân nhóm hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 29/6/2018 Ban chỉ đạo Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập đã ban hành Quyết định số 900/QĐ-BCĐĐTQ về việc ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 198/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Theo Quyết định 900/QĐ-BXD này thì hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng chia thành các nhóm sau:

1.  NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG        

1.1 Thuật ngữ, ký hiệu, đơn vị đo

1.2 Số liệu dùng trong thiết kế

1.3 Bản vẽ kỹ thuật

2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG

2.1 Những vấn đề chung trong quy hoạch xây dựng

2.2 Quy hoạch hệ thống công trình công cộng

2.3 Quy hoạch nông thôn

2.4 Quy hoạch khu công nghiệp

2.5 Hướng dẫn quy hoạch loại hình đô thị theo xu thế mới

2.6 Hướng dẫn quy hoạch khu chức năng

2.7 Hướng dẫn thiết kế đô thị

3. KHẢO SÁT XÂY DỰNG

3.1 Khảo sát xây dựng (bao gồm cả trắc địa, địa chất)

4 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

4.1 Các tài liệu và bản vẽ thiết kế kiến trúc

4.2 Nguyên tắc chung để thiết kế kiến trúc

4.3 Thiết kế công trình dân dụng

4.3.1. Nhà ở

4.3.2. Trường học

4.3.3 Y tế

4.3.4 Thể thao

4.3.5 Văn hoá

4.3.6 Thương mại, dịch vụ và Trụ sở làm việc

4.3.7 Nhà ga

4.3.8 Trụ sở cơ quan

4.4 Thiết kế công trình công nghiệp

(chỉ đưa các tiêu chuẩn quy định chung cho an toàn, tiện nghi, đảm bảo NKT… khi thiết kế, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất)

4.5 Thiết kế công trình hạ tầng đô thị

(Nhà tang lễ, cơ sở hoả táng)

5 THẾT KẾ KẾT CẤU XÂY DỰNG        

5.1 Các tài liệu và bản vẽ thiết kế kết cấu

5.2 Cơ sở thiết kế kết cấu, tải trọng và tác động

5.3 Thiết kế kết cấu bê tông      

5.4 Thiết kế kết cấu thép

5.5 Thiết kế kết cấu liên hợp

5.6 Thiết kế kết cấu gỗ

5.7 Thiết kế kết cấu khối xây

5.8 Thiết kế địa kỹ thuật

5.9 Thiết kế kết cấu chịu động đất

5.10 Thiết kế kết cấu nhôm      

5.11 Thiết kế các loại kết cấu đặc thù

5.11.1 Nhà cao tầng

5.11.2 Công trình ngầm

5.12 Thiết kế cấu kiện phi kết cấu, kết cấu ko chịu lực

6 HỆ THỐNG KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VÀ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

6.1 Hệ thống kỹ thuật công trình

6.1.1 Hệ thống cấp nước, thoát nước

6.1.2 Hệ thống cấp điện - chống sét (cắt bỏ phần CHỐNG SÉT sang mục 11.1.3)

6.1.3 Hệ thống chiếu sáng

6.1.4 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí, sưởi ấm

6.1.5 Hệ thống cách âm, chống ồn và thiết bị âm thanh

6.1.6 Hệ thống cách nhiệt, chống nóng

6.1.7 Hệ thống thông tin, viễn thông

6.1.8 Hệ thống kỹ thuật khác

6.2 Hệ thống hạ tầng đô thị

6.2.1 Đường đô thị

6.2.2 Cấp nước

6.2.2 Thoát nước

6.2.4 Xử lý chất thải rắn – nghĩa trang

6.2.5 Chiếu sáng công cộng

6.2.6 Thông tin, truyền thông (cột thông tin, công trình thu phát sóng,…)

6.2.7 Công viên cây xanh

6.2.8 Bãi đỗ ô tô, xe máy

6.2.9 Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật

7 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

7.1 Xi măng

7.2 Bê tông và vữa

7.3 Kính và thủy tinh xây dựng

7.4 Gốm sứ xây dựng và thiết bị vệ sinh

7.4.1. Gạch gốm ốp lát

7.4.2  Gạch, ngói đất sét nung

7.4.3 Sứ vệ sinh và phụ kiện sứ vệ sinh

7.5 Đá ốp lát

7.6 Vật liệu chịu lửa, cách nhiệt, chống cháy

7.6.1. Vật liệu chịu lửa

7.6.2 Vật liệu cách nhiệt

7.6.3 Vật liệu chống cháy

7.7 Gỗ

7.8. Sơn và véc ni

7.9 Thạch cao và sản phẩm thạch cao

7.10 Vôi và chất kết dính vôi

7.11 Chất dẻo, composit (bao gồm cả ống và phụ kiện…)

7.12 Cao su

7.13 Gang, thép và kim loại

7.14 Đất xây dựng

7.15 Các vật liệu xây dựng khác

8 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU KẾT CẤU 

8.1 Các tài liệu quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu công trình

8.2 Dung sai trong xây dựng

8.3 Thi công và nghiệm thu các công tác xây dựng

8.4 Thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

8.5 Thi công và nghiệm thu kết cấu thép

8.6 Thi công và nghiệm thu kết cấu liên hợp (có thể dùng 7.4 và 7.5 kết hợp)

8.7 Thi công và nghiệm thu kết cấu gỗ

8.8 Thi công và nghiệm thu kết cấu khối xây

8.9 Thi công và nghiệm thu kết cấu nhôm

8.10 Thi công địa kỹ thuật

9 PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CÔNG TRÌNH VÀ AN TOÀN XÂY DỰNG       

9.1 Phòng chống cháy nổ

9.2 An toàn công trình    

9.3 An toàn trong sản xuất, thi công xây dựng

10 CẤU KIỆN, KẾT CẤU; PHƯƠNG PHÁP THỬ, ĐÁNH GIÁ CẤU KIỆN, KẾT CẤU VÀ ĐỊA KỸ THUẬT

10.1 Cấu kiện kết cấu và phương pháp thử, đánh giá

(Dầm, cột, sàn, tường, vách đúc sẵn và toàn khối…)

10.2 Cấu kiện liên quan địa kỹ thuật và phương pháp thử, đánh giá

(Cọc, móng….; siêu âm cọc…và các phương pháp khác)

11 NƯỚC, KHÔNG KHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ 

11.1 Nước và phương pháp thử

11.2 Không khí và phương pháp xác định

12 BẢO VỆ CÔNG TRÌNH, SỬA CHỮA, BẢO TRÌ

12.1 Bảo vệ công trình

12.1.1 Phòng chống nồm

12.1.2 Ăn mòn

12.1.3 Phòng chống sét

12.1.4 Phòng chống rung

12.1.5 Phòng chống mối

….

12.2 Bảo trì công trình

….

12.3 Sửa chữa, cải tạo, gia cường công trình

13. CƠ KHÍ XÂY DỰNG

13.1 Những vấn đề chung

13.2 Thiết bị nâng

13.3 Thiết bị vận chuyển và xếp dỡ

13.4 Máy làm đất

13.5 Thiết bị xây dựng

13.6 Máy và thiết bị thi công

13.7 Máy, trạm sản xuất và gia công VLXD

13.8 Máy vận chuyển liên tục

14 TIÊU CHUẨN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, BIM, CÔNG TRÌNH XANH…

14.1 Công trình xanh - Tiết kiệm năng lượng

14.2 Bền vững

14.3 BIM

4. Danh mục các tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực xây dựng

  1. Kết cấu;
  2. Kiến trúc;
  3. Địa kỹ thuật, trắc địa;
  4. Vật liệu;
  5. Hạ tầng;
  6. Môi trường;
  7. Quy hoạch;
  8. Máy xây dựng;
  9. Giao thông;
  10. An toàn trong xây dựng;
  11. Lĩnh vực khác. 

 

Các dịch vụ do TechDoc cung cấp:    

 

 

Vui lòng liên hệ với TechDoc:

 

 


...

Nội dung cơ bản xây dựng đô thị thông minh

Việc phát triển đô thị thông minh có thể có lợi trong việc phát triển đồng bộ, công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị...

...

Tiêu chuẩn phục vụ cho việc xây dựng đô thị thông minh

Việc xây dựng một đô thị thông minh là một xu thế tất yếu nhưng lại là vấn đề không hề đơn giản. Mỗi đô thị đều phải đối...

...

Chính sách và tiêu chuẩn xây dựng đô thị thông minh của Singapore

Dựa trên thống kê, cuộc sống con người sẽ diễn ra trong khu vực đô thị, hơn một nửa dân số trái đất ngày nay đang sinh...

...

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong ngành xây dựng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm...

...

SINGAPORE áp dụng Tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocodes) trong xây dựng

Singapore đã thông qua một loạt tiêu chuẩn xây dựng và thiết kế mới, bao gồm các hướng dẫn trong việc xây dựng các tòa...

...

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

Ngày 28/12/2017 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 15/2017/TT-BXD về việc ban hành QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật...

...

Tiêu chuẩn - Tiền để để phát triển thành phố thông minh và bền vững

Xây dựng tiêu chuẩn cho thành phố thông minh là mô hình mà nhiều quốc gia hướng tới, nhằm đảm bảo phát triển cơ sở hạ...

...

Tổng quan hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn nước ngoài trong ngành xây dựng

Trong những năm vừa qua, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quy...

...

Danh mục mới nhất Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) về Xây dựng (năm 2024)

Tehdoc xin giới thiệu Danh mục mới nhất Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) về Xây dựng đã được phân nhóm theo từng nhóm...

Ấn phẩm