Loading data. Please wait
Lãnh đạo địa phương cần quan tâm đến các nội dung cơ bản trong xây dựng đô thị thông minh như sau:
a) Thiết lập tầm nhìn:
Lãnh đạo địa phương đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập tầm nhìn xây dựng đô thị thông minh dựa trên các yếu tố sau:
- Phù hợp với các nguyên tắc chung nêu tại Hướng dẫn này.
- Đánh giá hiện trạng về: cơ sở hạ tầng ICT, kết quả ứng dụng ICT ở cấp quản lý cao nhất của đô thị, các mô hình tổ chức quản lý liên quan.
- Xác định các bên liên quan và các cơ chế (diễn đàn, hiệp hội...) thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của nhiều bên, đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của người dân; đảm bảo thông tin được chia sẻ đầy đủ, thuận lợi trong toàn bộ quá trình.
- Xác định các mô hình tổ chức phù hợp cho phép quản lý hiệu quả, hiệu lực các giải pháp về đô thị thông minh.
Sử dụng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hỗ trợ trong việc xác định tầm nhìn xây dựng đô thị thông minh của lãnh đạo địa phương.
b) Xây dựng Đề án tổng thể:
Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và các bên liên quan xây dựng Đề án tổng thể, trong đó các mục tiêu đảm bảo thống nhất với các mục tiêu tổng quát nêu tại Hướng dẫn này và thực tế của địa phương.
c) Đạt được cam kết giữa các bên liên quan:
Lãnh đạo địa phương cần đạt được sự cam kết với các bên liên quan để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của các chương trình, dự án mang tính chiến lược về đô thị thông minh.
d) Triển khai xây dựng đô thị thông minh:
Trên cơ sở cam kết đạt được và sự hỗ trợ của các bên liên quan, lãnh đạo địa phương trực tiếp chỉ đạo khởi động việc xây dựng đô thị thông minh, đảm bảo quan tâm đến các yếu tố sau:
- Tính khả thi của Đề án tổng thể.
- Lựa chọn các mô hình xây dựng phù hợp đối với từng dự án (ví dụ: hợp tác công tư, vốn ngân sách, các nguồn vốn khác).
- Vận hành và duy trì tốt các dịch vụ dài hạn.
đ) Đánh giá định lượng sự tiến bộ của đô thị (so với các mục tiêu trong Đề án tổng thể)
Trên cơ sở mô hình tổ chức quản lý về xây dựng đô thị thông minh của địa phương, tiến hành giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung trong Đề án tổng thể so với mục tiêu đặt ra.
e) Tổng kết, rút kinh nghiệm:
Đánh giá, báo cáo và tổng kết các bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt có thể nhân rộng để điều chỉnh chiến lược, kế hoạch cho phù hợp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đô thị thông minh cho giai đoạn tiếp theo.
Đô thị thông minh là một khái niệm mới và một mô hình mới áp dụng thế hệ công nghệ thông tin mới, như vạn vật kết nối...
Sự thông minh của một Đô thị không phải là công nghệ gì mà là công nghệ đang được sử dụng như thể nào, như một phần của...
Đô thị thông minh là kết quả của sự lãnh đạo thông minh, không chỉ từ các lãnh đạo Đô thị, mà còn từ tất cả các công dân...
Ý tưởng đằng sau một Đô thị thông minh là có sự gia tăng về chất lượng cuộc sống của người dân và du khách
Xây dựng đô thị thông minh đang là xu thế của nhiều nước trên thế giới, cả ở các nước phát triển và đang phát triển
Việc phát triển đô thị thông minh có thể có lợi trong việc phát triển đồng bộ, công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị...
Việc xây dựng đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành...
Việc phát triển đô thị thông minh có thể có lợi trong việc phát triển đồng bộ, công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị...
Đô thị thông minh là một thuật ngữ biểu thị sự tích hợp hiệu quả của hệ thống vật lý, kỹ thuật số và con người trong môi...
Việc xây dựng một đô thị thông minh là một xu thế tất yếu nhưng lại là vấn đề không hề đơn giản. Mỗi đô thị đều phải đối...