Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Kiến trúc Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh

Vai trò của kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh

Kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh đóng vai trò nền tảng tổng thể làm căn cứ để địa phương, doanh nghiệp và các bên liên quan thiết kế, xây dựng các thành phần, chức năng, giải pháp và dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong việc xây dựng đô thị thông minh ở địa phương.

Các nguyên tắc của kiến trúc Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh

Kiến trúc Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh (sau đây gọi tắt là kiến trúc) do địa phương xây dựng và công bố trên cơ sở đề xuất của các bên liên quan (doanh nghiệp, nhà trường, viện nghiên cứu, tổ chức tư vấn, hiệp hội...). Kiến trúc phục vụ hướng đến các đối tượng ở các khu vực khác nhau: khu vực công, khu vực tư nhân, khu vực cộng đồng, khu vực của tổ chức thứ ba (các doanh nghiệp xã hội, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện...); có tầm nhìn dài hạn, xác định rõ các công nghệ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có tầm ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong tương lai. Kiến trúc đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Phân tầng: Kiến trúc được thiết kế phân tầng (Layered structure), nghĩa là cần nhóm các chức năng liên quan đến nhau trong từng tầng. Các chức năng ở một tầng khi làm nhiệm vụ của mình có thể sử dụng các chức năng mà tầng bên dưới cung cấp.

b) Hướng dịch vụ: Kiến trúc dựa trên mô hình hướng dịch vụ (SOA-Service Oriented Architecture), nghĩa là được phát triển và tích hợp các thành phần chức năng xoay quanh các quy trình nghiệp vụ.

c) Liên thông: Giao diện của mỗi thành phần trong kiến trúc phải được mô tả tường minh để sẵn sàng tương tác với các thành phần khác trong kiến trúc vào thời điểm hiện tại và tương lai.

d) Khả năng mở rộng: Kiến trúc có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo quy mô đô thị, nhu cầu đối với các dịch vụ và sự thay đổi của các nghiệp vụ trong mỗi đô thị.

đ) Linh hoạt: Dễ dàng thích ứng với các công nghệ mới để có thể cung cấp nhanh chóng, linh hoạt các dịch vụ của đô thị thông minh.

e) Tính sẵn sàng: Đáp ứng được một cách kịp thời, chính xác và tin cậy các yêu cầu sử dụng của người dân.

g) Đo lường được: Kiến trúc phải được thiết kế thành phần hiển thị thông tin trên cơ sở phân tích dữ liệu lịch sử, dữ liệu lớn, cho phép các bên liên quan quan sát, theo dõi được hoạt động của các thành phần cũng như toàn bộ kiến trúc và dự báo được các hoạt động của các thành phần kiến trúc trong tương lai.

h) Phản hồi: Có thành phần chức năng tiếp nhận phản hồi từ người dân - đối tượng phục vụ của đô thị thông minh.

i) Chia sẻ: Các thành phần dữ liệu trong kiến trúc được mô tả tường minh để sẵn sàng cho việc chia sẻ và khai thác chung.

k) An toàn: Kiến trúc có phương án đảm bảo an toàn thông tin cho từng thành phần, tầng, cũng như toàn bộ kiến trúc.

l) Trung lập: Không phụ thuộc nhà cung cấp các sản phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), không thiên vị cũng không hạn chế bất kỳ một công nghệ, sản phẩm nào.

Xây dựng và sử dụng kiến trúc Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

a) Chính quyền địa phương

- Đảm bảo kiến trúc hoặc các giải pháp Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đơn lẻ cho đô thị thông minh của địa phương mình tuân thủ các nguyên tắc nêu trên.

- Công bố rộng rãi kiến trúc của địa phương để các bên liên quan nắm được và cùng tham gia xây dựng.

- Chủ động đặt đầu bài các mục tiêu, yêu cầu để các doanh nghiệp có căn cứ đề xuất các giải pháp đô thị thông minh, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và tái sử dụng các tài nguyên hay thành phần đã đầu tư trước đó.

- Sử dụng các nguyên tắc của kiến trúc nêu trên để phân tích, thẩm định kiến trúc hay dự án đô thị thông minh do các tổ chức, doanh nghiệp đề xuất.

- Khi xây dựng mỗi dự án đô thị thông minh, cần xác định rõ các thông tin cần giám sát qua Bảng hiển thị các chỉ số (Dashboard/API) và phổ biến các thông tin đó đến các bên liên quan một cách rõ ràng. Đặc biệt quan tâm đến vai trò giám sát, phản hồi thông tin của người dân cho mỗi dự án và hình thành cơ sở dữ liệu chia sẻ.

- Thành phần chức năng cơ sở dữ liệu người dùng trong kiến trúc cần được ưu tiên xây dựng sớm, hỗ trợ cơ chế xác thực đăng nhập một lần (SSO-Single Sign On) để sẵn sàng tích hợp với các ứng dụng đô thị thông minh khác trong kiến trúc.

- Kiến trúc Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh tại địa phương có thể được xây dựng mới hoặc phát triển trên cơ sở kế thừa và mở rộng kiến trúc chính quyền điện tử ở địa phương đang triển khai theo hướng dẫn tại công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tham khảo mô hình tham chiếu kiến trúc Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh tại Phụ lục kèm theo Hướng dẫn này.

b) Các doanh nghiệp

- Căn cứ trên các nguyên tắc nên trên của kiến trúc, các doanh nghiệp tham gia xây dựng đô thị thông minh đề xuất các giải pháp cho đô thị thông minh đảm bảo khả năng tương thích với kiến trúc của đô thị đó.

- Khi đề xuất dự án đô thị thông minh cần giải thích, làm rõ việc tuân thủ các nguyên tắc của kiến trúc.

- Đề xuất các tiêu chí và phương pháp đo tương ứng trong từng dự án riêng của đô thị thông minh và đưa ra dữ liệu đo lường được cho các bên liên quan.

- Thuyết minh phương pháp chia sẻ dữ liệu và công cụ để khai thác dữ liệu hình thành trong quá trình triển khai giải pháp.


...

Đô thị thông minh là gì

Đô thị thông minh là một khái niệm mới và một mô hình mới áp dụng thế hệ công nghệ thông tin mới, như vạn vật kết nối...

...

Lợi ích của đô thị thông minh

Sự thông minh của một Đô thị không phải là công nghệ gì mà là công nghệ đang được sử dụng như thể nào, như một phần của...

...

Các định nghĩa về đô thị thông minh

Đô thị thông minh là kết quả của sự lãnh đạo thông minh, không chỉ từ các lãnh đạo Đô thị, mà còn từ tất cả các công dân...

...

Các đặc tính của đô thị thông minh

Ý tưởng đằng sau một Đô thị thông minh là có sự gia tăng về chất lượng cuộc sống của người dân và du khách

...

Tình hình triển khai xây dựng đô thị thông minh trên thế giới và Việt Nam

Xây dựng đô thị thông minh đang là xu thế của nhiều nước trên thế giới, cả ở các nước phát triển và đang phát triển

...

Mục tiêu tổng quát xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam

Việc phát triển đô thị thông minh có thể có lợi trong việc phát triển đồng bộ, công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị...

...

Nguyên tắc chung trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam

Việc xây dựng đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành...

...

Nội dung cơ bản xây dựng đô thị thông minh

Việc phát triển đô thị thông minh có thể có lợi trong việc phát triển đồng bộ, công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị...

...

Tiêu chuẩn phục vụ cho việc xây dựng đô thị thông minh

Việc xây dựng một đô thị thông minh là một xu thế tất yếu nhưng lại là vấn đề không hề đơn giản. Mỗi đô thị đều phải đối...

Ấn phẩm