Loading data. Please wait
Xây dựng tiêu chuẩn cho đô thị thông minh là mô hình mà nhiều quốc gia hướng tới, nhằm đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả, kinh tế - xã hội bền vững và tạo môi trường sống thân thiện.
Vai trò của tiêu chuẩn trong xây dựng thành phố thông minh
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đất nước, xu hướng di dân nông thôn - thành thị ngày càng tăng về quy mô và cường độ. Bên cạnh những lợi ích mang lại, quá trình này cũng gây ra áp lực rất lớn cho các đô thị, bao gồm sức ép về kinh tế, quá tải cơ sở hạ tầng, nhà ở, y tế, giáo dục,… Gần như mỗi thành phố phải đối mặt với những thách thức riêng và đòi hỏi phải kết hợp nhiều giải pháp. Sự ra đời của đô thị thông minh được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề này.
Đô thị thông minh được hiểu là sự hội tụ của các yếu tố: cơ sở hạ tầng hiệu quả, môi trường sống thân thiện và phát triển kinh tế xã hội bền vững, nó được biểu hiện qua nền kinh tế hiện đại, hệ thống giao thông thông minh, quản lý đô thị thông minh, quản lý năng lượng hiệu quả, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh, chất lượng cuộc sống tốt… Sự “thông minh” của mỗi đô thị mô tả khả năng của đô thị đó trong việc sử dụng được tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả và đạt được các mục tiêu mong muốn. Mặc dù công nghệ thông minh, phương tiện thông minh, dịch vụ thông minh, hệ thống thông minh… rất quan trọng, nhưng để có thể kết nối tất cả các thành tố trên thành một hệ thống chỉnh thể, vận hành nhịp nhàng, phối hợp hiệu quả thì cần phải có tiêu chuẩn. Nói cách khác, tiêu chuẩn cho phép sự tích hợp và liên thông của các hệ thống để mang lại giá trị cho cả đô thị nói chung và người dân nói riêng.
Như vậy, để phát triển đô thị thông minh hiệu quả cần phải có tiêu chuẩn. Trong đó, tiêu chuẩn kỹ thuật giúp tạo ra sự kết nối giữa các bộ phận; tiêu chuẩn về dữ liệu sẽ giúp đảm bảo một khuôn mẫu dữ liệu chuẩn, thống nhất áp dụng cho mọi mức độ, nhu cầu khai thác khác nhau, đảm bảo tính bảo mật thông tin truy cập và khai thác; tiêu chuẩn quản lý tạo ra một khuôn khổ giao tiếp chung, các thành tố khác nhau đều có một định dạng kết nối chung. Tất cả những điều này rất có ý nghĩa cho các nhà cung cấp dịch vụ, nhà vận hành và người khai thác để có một ngôn ngữ chung, một cách tiếp cận thống nhất trong triển khai áp dụng, kiểm tra, đánh giá, giao dịch, quản lý chất lượng, liên kết phối hợp, chia sẻ khai thác. Nếu thiếu tiêu chuẩn, thì thành phố thông minh sẽ chỉ là những mảng sáng rời rạc, không có tính liên kết, thiếu tính tổng thể và tất nhiên là sẽ không thể phát huy hiệu quả cao nhất của một đô thị hiện đại. Hay nói cách khác, tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ cho sự phát triển thành phố thông minh một cách hiệu quả và toàn diện.
Phát biểu tại Hội thảo “Tiêu chuẩn giúp thành phố thông minh hơn” diễn ra ngày 13/10 vừa qua, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: "Các tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển những giải pháp được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của một thành phố nhất định”.
Tiêu chuẩn giúp thành phố thông minh hơn mở ra cánh cửa rộng hơn cho việc lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ; giúp tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới theo một cách tiếp cận hệ thống.“Các tiêu chuẩn quốc tế giúp mọi thứ cùng hoạt động an toàn và trơn tru ở mọi cấp độ của thành phố; cung cấp nền tảng cho việc tiếp cận nguồn điện cũng như tất cả các thiết bị, hệ thống điện, điện tử; hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông; tiết kiệm năng lượng, giao thông thông minh…”, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Nam Hải chia sẻ.
Nỗ lực của các tổ chức tiêu chuẩn hóa trong xây dựng thành phố thông minh
Trên thế giới, các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu như ISO, IEC, ITU, CEN-CENCELEC… đã rất tích cực nghiên cứu, triển khai các dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về thành phố thông minh, trong lĩnh vực tiêu chuẩn chuyên ngành của họ.
Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế tham gia xây dựng tiêu chuẩn thành phố thông minh
Các hoạt động của ISO
Tháng 6/2015, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thành lập Nhóm Tham vấn Chiến lược (SAG) trực thuộc Ban Quản lý Kỹ thuật (TMB) xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tiêu chuẩn quốc tế ISO về thành phố thông minh.
Bên cạnh đó, ISO còn có các ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 268, TC 59/SC17, TC 163, TC 205, TC 242, ISO/IEC JTC1/SC1 tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn ISO về thành phố thông minh. Đến nay, ISO đã có các tiêu chuẩn cụ thể về thành phố thông minh như sau: ISO 37120, ISO/TR 37150, ISO 37101, ISO 37102, ISO/TR 37121, ISO 37151, ISO 37152… Nội dung các tiêu chuẩn này tập trung vào việc định hình và phát triển bền vững cộng đồng, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống và dịch vụ cung cấp cho cộng đồng.
- ISO 37120:2014: Phát triển cộng đồng bền vững – Các chỉ số cho dịch vụ thành phố và chất lượng cuộc sống. Tiêu chuẩn này do một phần của Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 268 quy định 100 chỉ số thuộc 17 lĩnh vực (46 chỉ số cốt lõi, 54 chỉ số hỗ trợ) mà các đô thị cần tuân theo để đánh giá được mức độ phát triển của thành phố. Tiêu chuẩn này hiện không nêu ra các định lượng cụ thể cho từng chỉ số mà để cho từng thành phố lựa chọn phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.
- ISO/TR 37150:2014: Hạ tầng cho cộng đồng thông minh – Đánh giá các hoạt động hiện tại liên quan đến các chỉ số đo lường.
- ISO/TS 37151:2015: Bộ thông số kỹ thuật cho Hạ tầng cho cộng đồng thông minh – Những nguyên lý và yêu cầu cho các chỉ số đo hiệu năng”.
- ISO 37101:2016: Phát triển bền vững trong cộng đồng – Hệ thống quản lý cho phát triển – Các yêu cầu kèm hướng dẫn sử dụng. Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu cho một hệ thống quản lý để phát triển bền vững trong các cộng đồng, gồm cả các thành phố, sử dụng cách tiếp cận tổng thể, với quan điểm đảm bảo sự nhất quán của chính sách phát triển cộng đồng bền vững .
- ISO 37102: Phát triển bền vững và khả năng phục hồi của các cộng đồng – Thuật ngữ.
- ISO/TR 37121:2017: Phân loại và đánh giá các chỉ số hiện có về phát triển bền vững và khả năng phục hồi ở các thành phố.
- ISO/TR 37152:2016: Hạ tầng cho cộng đồng thông minh: Khung chung cho phát triển và vận hành.
Các hoạt động của ITU
Ngay từ năm 2013, nhóm nghiên cứu số 5 (SG 5) về Biến đổi môi trường và khí hậu của Liên minh Viễn thông thế giới đã thành lập Nhóm trọng điểm về thành phố thông minh bền vững FG-SSC (Focus Group on Smart Sustainable Cities) để xây dựng được một hệ thống các tài liệu hướng dẫn cho các thành phố trên thế giới trong việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển SSC. Năm 2015, FG-SSC đã hoàn thành 21 báo cáo kỹ thuật (TR) về SSC và chuyển sang nghiên cứu ban hành các khuyến nghị nhóm Y và L về SSC. Đến năm 2016, ITU đã ban hành một số tiêu chuẩn và phần bổ sung đáng chú ý liên quan trực tiếp đến xây dựng thành pố thông minh, ví dụ: Khuyến nghị ITU-T Y.4900/L.1600 (2016): Tổng quan về các chỉ số hiệu năng chính (KPI) trong thành phố thông minh bền vững; Khuyến nghị ITU-T Y.4901/L.1601 (2016): Các chỉ số hiệu năng chính (KPI) liên quan đến việc ứng dụng ICT trong thành phố thông minh bền vững.
Các hoạt động của IEC
Tháng 6/2013, Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) đã thiết lập nhóm đánh giá hệ thống (SEG - Systems Evaluation Group) về thành phố thông minh. Hầu hết các tiêu chuẩn do IEC xây dựng thuộc về quản lý/tự động hóa/phân phối và bảo đảm an toàn năng lượng điện, nhất là lưới điện thông minh (smart grid).
Ngoài ra còn có CEN/CELENEC và ETSI, họ cũng đã thiết lập nhóm điều phối tiêu chuẩn hóa các thành phố và cộng đồng thông minh, bền vững.
Đô thị thông minh là một khái niệm mới và một mô hình mới áp dụng thế hệ công nghệ thông tin mới, như vạn vật kết nối...
Sự thông minh của một Đô thị không phải là công nghệ gì mà là công nghệ đang được sử dụng như thể nào, như một phần của...
Đô thị thông minh là kết quả của sự lãnh đạo thông minh, không chỉ từ các lãnh đạo Đô thị, mà còn từ tất cả các công dân...
Ý tưởng đằng sau một Đô thị thông minh là có sự gia tăng về chất lượng cuộc sống của người dân và du khách
Xây dựng đô thị thông minh đang là xu thế của nhiều nước trên thế giới, cả ở các nước phát triển và đang phát triển
Việc phát triển đô thị thông minh có thể có lợi trong việc phát triển đồng bộ, công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị...
Việc xây dựng đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành...
Việc phát triển đô thị thông minh có thể có lợi trong việc phát triển đồng bộ, công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị...
Đô thị thông minh là một thuật ngữ biểu thị sự tích hợp hiệu quả của hệ thống vật lý, kỹ thuật số và con người trong môi...
Việc xây dựng một đô thị thông minh là một xu thế tất yếu nhưng lại là vấn đề không hề đơn giản. Mỗi đô thị đều phải đối...
Bối cảnh lĩnh vực Internet trong tương lai bao gồm sự đa dạng lớn về chủ đề công nghệ liên quan đến việc triển khai đô...
ISO/IEC 30182 Mô hình khái niệm về đô thị thông minh - Chỉ dẫn thiết lập mô hình tương tác dữ liệu đưa ra các chỉ dẫn...
Dựa trên thống kê, cuộc sống con người sẽ diễn ra trong khu vực đô thị, hơn một nửa dân số trái đất ngày nay đang sinh...
Mật độ các đô thị ngày càng gia tăng sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, phát...