Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn về mô hình khái niệm đô thị thông minh

Mười năm trước, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố rằng loại người đã đạt đến một đỉnh điểm. Năm 2007 là năm đánh dấu cho việc có đến hơn 50% dân số thế giới sống ở các thành phố. Ngày nay, con số đó còn cao hơn rất nhiều và đối với hàng tỷ con người, cuộc sống thành thị sẽ là viễn cảnh duy nhất họ có thể hình dung ra. Trong bối cảnh đó, ISO/IEC đã cho ra đời một tiêu chuẩn nhằm giúp đảm bảo tính bền vững và an toàn của sự tăng trưởng liên tục này.  

Nếu được hỏi, có lẽ hầu hết tất cả mọi người đều sẽ nhất trí rằng các đô thị cần thiết phải trở nên thông minh hơn. Ngày từ đầu, chúng cần phải được thiết kế một cách thông minh hết sức có thể và sau đó là sự phát triển, sự mở rộng của chúng cũng cần phải thông minh. Tuy nhiên, thật có để đưa ra một nhận thức chung về khái niệm đô thị thông minh thực chất là như thế nào. Và ISO/IEC/JTC1 đã vào cuộc từ chính khúc mắc này.

Giữa những tiêu chuẩn về công nghệ thông tin và truyền thông nổi tiếng và phổ cập nhất trên thế giới, ISO/IEC đã xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế mới, cung cấp những “khái niệm” cần thiết. Các thành tố vô hình này của cuộc sống thành thị là những thứ như nơi chốn, cộng đồng, dịch vụ và tài nguyên. Được ban hành vào tháng 05/2017, ISO/IEC 30182 Mô hình khái niệm về đô thị thông minh - Chỉ dẫn thiết lập mô hình tương tác dữ liệu  đưa ra các chỉ dẫn về mô hình khái niệm của đô thị thông minh. Không chỉ xác định các khái niệm, ISO/IEC 30182 còn xác định các mối quan hệ giữa các khái niệm này, ví dụ như các tài nguyên của một tổ chức, hay sự kiện ở một nơi chốn.

Không có một thành phố nào có thể mang tính đại diện cho tất cả các thành phố nói chung, tương tự như vậy, không có một đề án đô thị thông minh đơn lẻ nào có thể áp dụng cho tất cả mọi nơi. Tuy nhiên, bằng việc cung cấp một mô hình khái niệm, ISO/IEC khuyến khích việc chia sẻ các ý tưởng, thông tin và giải pháp.Điều này có nghĩa là cải thiện lưu thông, giảm ô nhiễm, thông tin nhanh nhạy và an toàn hơn, con người hạnh phúc hơn và kết nối với nhau cả trên mạng lưới ảo và ngoài đời thực như một cộng đồng.

Dữ liệu đang được sử dụng đơn thuần như một yếu tố giúp thuận tiện hóa các dịch vụ của thành phố. Một trong những mục đích của Tiêu chuẩn Quốc tế này đó là nhìn xa hơn, vượt ra ngoài điều đó. Mục tiêu ở đây là khuyến khích những người đưa ra quyết sách khám phá việc tái sử dụng dữ liệu như một tài nguyên giúp đổi mới hướng đi trong tương lai của các hệ thống và dịch vụ. Thông qua việc khám phá một loạt các quan niệm khác nhau (mang tính hoạt động, tới hạn, phân tích và chiến lược) ISO/IEC 30182 làm việc với cả  dữ liệu mở (được chia sẻ theo giấy phép mở) và dữ liệu đóng (tính bảo mật và riêng tư của nội dung được bảo vệ). Khi áp dụng cùng một mô hình khái niệm cho tất cả, chúng ta có thể xác định được nơi số liệu thống kê và phân tích được lấy từ dữ liệu hoạt động, và quan sát tác động của các quyết định chiến lược.

Như vậy, bên cạnh các ứng dụng thực tiễn và tức thời giúp cư dân thành thị có thể có một cuộc sống “thông minh hơn”, ISO/IEC 30182 còn mang lại nhiều hơn thế nữa. Đó là một công cụ mang lại những thuận lợi cho một thảo luận quan trọng trong hơn mười năm qua: đâu là những cách thức thông minh nhất cho phép người dân kết nối và tận dụng tốt nhất các nguồn lực của mình.

(Theo: ISO)


...

Khung chuẩn cho đô thị thông minh

Mật độ các đô thị ngày càng gia tăng sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, phát...

...

Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong phát triển thành phố thông minh

Thành phố thông minh được hiểu là sự hội tụ của các yếu tố: cơ sở hạ tầng hiệu quả, môi trường sống thân thiện và phá...

...

Tiêu chuẩn - Tiền để để phát triển thành phố thông minh và bền vững

Xây dựng tiêu chuẩn cho thành phố thông minh là mô hình mà nhiều quốc gia hướng tới, nhằm đảm bảo phát triển cơ sở hạ...

...

Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030

Ngày 01 tháng 8 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 950/QĐ-TTg về viêc Phê duyệt Đề án phát triển đô thị...

...

Dự án đầu tư lớn nhất của Nhật Bản vào Việt Nam là xây dựng đô thị thông minh

Dự án lớn của Nhật Bản được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 8 tháng đầu năm là Thành phố thông minh (xã Hải Bối, Vĩnh...

...

Bàn giải pháp xây dựng thành phố thông minh bền vững

Làm thế nào để xây dựng được đô thị thông minh, phát triển nó một cách bền vững song hành với phát...

Ấn phẩm