Loading data. Please wait
Với dân số tại các đô thị trên toàn thế giới ngày càng tăng, có một nhu cầu cấp thiết để tính toán hiệu quả hoạt động mang tính bền vững của các tòa nhà mà chúng ta đang sống và làm việc. Tuy nhiên, các phương pháp tính toán rất đa dạng và phức tạp. Đây chính là lý do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) xây dựng Tiêu chuẩn ISO 21930:2017 "Tính bền vững trong các tòa nhà và công trình kỹ thuật dân dụng - Các quy định cơ bản về công bố về môi trường sản phẩm của các sản phẩm và dịch vụ xây dựng (Sustainability in buildings and civil engineering works – Core rules for environmental product declarations of construction products and services)".
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 21930:2017 giúp đánh giá tính thân thiện về sinh thái của một tòa nhà hay dự án hạ tầng có sử dụng một phương pháp chung để thể hiện công bố về môi trường của sản phẩm (Environmental product declaration - EPD).
Công bố về môi trường của sản phẩm (EPD) cho một sản phẩm xây dựng là một tuyên bố minh bạch về tác động của vòng đời của nó (bao gồm sản xuất nguyên vật liệu thô, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và dỡ bỏ). Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá tác động môi trường của toàn bộ tòa nhà hoặc các công trình kỹ thuật dân dụng. EPD cung cấp phân tích minh bạch, độc lập và có thể tái phân tích các tác động môi trường của sản phẩm xây dựng và cung cấp việc phân tích minh bạch, độc lập và có thể tái sản xuất được của những tác động về môi trường của những sản phẩm xây dựng và đem lại các thông tin chi tiết cùng với số liệu và dữ liệu. Được xem là "hộ chiếu của tính bền vững", EPD tạo thức cơ sở cho việc thiết kế các tòa nhà và công trình kỹ thuật xây dựng dân dụng xanh.
EPDs được xây dựng theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 21930 được xem là công cụ "công trình xanh" sử dụng quá trình đánh giá công bằng, cởi mở và khoa học, cho phép tất cả vật liệu và sản phẩm có tính cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng. Tiêu chuẩn này giúp tạo ra tính thống nhất và nhất quán trong cách khai báo sản phẩm môi trường đối với các sản phẩm và dịch vụ xây dựng (như là hầu hết các vật liệu xây dựng, sàn và cửa sổ và nhiều sản phẩm, vật liệu khác nữa...).
"Trong thế giới xây dựng, Tiêu chuẩn ISO 21930 có khả năng đóng góp lớn vào việc xây dựng một tương lai bền vững hơn cho hành tinh của chúng ta", Anne Roenning, Trưởng nhóm chuyên gia xây dựng Tiêu chuẩn quốc tế này. "Tiêu chuẩn ISO 21930 sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và các tác động môi trường khác từ ngành xây dựng và môi trường xây dựng".
Định lượng tính bền vững của tòa nhà bằng việc sử dụng Tiêu chuẩn quốc tế ISO 21930 có những ưu điểm sau:
• Khả năng so sánh: Đảm bảo rằng thông tin về môi trường có thể so sánh được hình thành và được sử dụng mà không tạo ra các rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
• Hiệu quả: Giảm "dấu vết môi trường" thông qua sự hiểu biết tốt hơn về những tác động lớn nhất trong chuỗi các quá trình sản xuất sản phẩm.
• Độ tin cậy: Cung cấp sự tin cậy ngày càng tăng và mức độ tin tưởng cho phép công chúng sử dụng thông tin đó để ra quyết định khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm xây dựng.
ISO 21930 hướng đến cả nhà cung cấp và người sử dụng thông tin liên quan đến kết quả hoạt động môi trường về môi trường của các sản phẩm xây dựng, bao gồm các nhà thiết kế, nhà sản xuất, người sử dụng cuối cùng và chủ sở hữu các công trình, cũng như những người tham gia vào các chương trình EPD. Phiên bản ISO 21930 năm 2017 thay thế phiên bản năm 2007, được cập nhật để đáp ứng và phù hợp với kinh nghiệm thực tế tại các thị trường khác nhau và các chương trình EPD trên toàn thế giới.
ISO 21930:2017 được xây dựng bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 59 "Tòa nhà và các công trình kỹ thuật dân dụng" và Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 59/SC 17 "Bền vững trong các tòa nhà và các công trình kỹ thuật dân dụng", do Cơ quan Tiêu chuẩn Pháp (AFNOR) làm Thư ký.
Đô thị thông minh là một thuật ngữ biểu thị sự tích hợp hiệu quả của hệ thống vật lý, kỹ thuật số và con người trong môi...
Tiêu chuẩn ISO 37101 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn để giúp các cộng đồng đạt được một khuôn khổ cho phép họ trở nên...
ISO Guide 82:2014 Hướng dẫn đề cập sự bền vững trong tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn cho những người biên soạn tiêu chuẩn...
Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (CCR) là các hoạt động tai Việt Nam đã thực hiện và đang tăng tiến để đạt mục...
Thách thức đến từ việc làm thế nào để cung cấp lương thực cho lượng dân số bùng nổ trong tương lai một cách bền vững,...