Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản xuất gỗ

Ngày 22/8/2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 3454/QĐ-BNN-TCLN thành lập Tổ biên soạn xây dựng Bộ Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và Bộ tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản xuất gỗ.

Xem Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững:   https://drive.google.com/file/d/0B7-GIwBWCYAANzVYS1B1dlAtQWM/view?usp=sharing

Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (CCR) là các hoạt động tai VN đã thực hiện và đang tăng tiến để đạt mục tiêu 30% rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững và nhận chứng chỉ rừng của tổ chức FSC như ghi trong chương trình trọng điểm giai đoạn 2006-2020 của chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam.

Trong các hoạt động để đạt mục tiêu Quản lý rừng bền vững, việc ổn định diện tích, việc nâng cao sản lượng và năng suất có liên quan đến 2 hiện tượng “mất rừng và suy thoái rừng” (REDD), mà Hội nghị Kyoto 1997, va Hội nghị Copenhangen 2009 đều coi là giai pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, thậm chí chúng trùng hợp nhau về mục tiêu và kết quả, kể cả việc kiểm soát sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng (LULUCF), vì vậy việc điều phối để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa hoạt động Quản lý rừng bền vững và REDD nên được xem xét, đưa ra thảo luận khi trong một quốc gia và trong thời gian cùng hoạt động

Lịch sử Quản lý rừng bền vững

Khoa học QLR bắt đầu có từ đầu thế kỷ XIX, khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên đơn vị diện tích trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng.

 Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước, từ đó các lý thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp đất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý /quy hoạch rừng.

 Nửa cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, môi trường, con người chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng không chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn các chức năng bảo vệ môi trường, như phòng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm mỹ, môi trường v.v.. môn quản lý rừng đã giao thoa với nhiều môn khoa học khác và cũng do vậy đem nhiều tên khác nhau, như quản lý rừng, điều chế rừng, quy hoạch rừng, thiết kế kinh doanh rừng, kinh lý rừng , nhưng nội dung vẫn tương đồng.

Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, khi con người thức tỉnh từ hậu quả  hàng thế kỷ,  phát triển nhanh bất chấp môi trường bị hủy hoại, nhất là tại nhiều nước đang phát triển vùng nhiệt đới. Từ sau hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Rio de Janeiro 1992, hàng loạt hoạt động của thế giới về phát triển bền vững,  sôi động và được sự hưởng ứng của khắp nơi trên lục địa, biểu thị bằng các công ước, các chương trình, trong đó có hoạt động Quản lý rừng bền vững đang phát triển sâu rộng trên một nửa diện tích mặt đất có rừng và cũng là nội dung xem xét trong phạm vi bài này.

Nội dung và tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững

Khái niệm Quản lý rừng bền vững được hiểu là chủ rừng hoặc người quản lý rừng tổ chức các hoạt động của một khu rừng xác định luôn thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ tối đa mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng.

Tiến trình Helsinki (1995) định nghĩa như sau:” Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện nay và trong t­ương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”.

Tổ chức gỗ nhiệt đới ITTO (2004) định nghĩa là :” Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt đ­ược một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã đ­ược đề ra một cách rõ ràng như­ đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tư­ơng lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trư­ờng tự nhiên và xã hội”.

Để đạt được mức độ Quản lý rừng bền vững các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm sáng kiến (hay process) thường đề xuất các bộ tiêu chuẩn gồm 3 mặt: kinh tế, môi trường và xã hội. mỗi mặt gồm một số tiêu chí (criteria), mỗi tiêu chí có nhiều chỉ số (indicator), rồi đến các mức độ cuối cùng là kiểm chứng (verifier)…

Ví dụ tổ chức ITTO đưa ra bộ tiêu chuẩn 7 tiêu chí, trung tâm lâm nghiệp quốc tế CIFOR- 8 tiêu chí, Tiến trình Montreal – 7 tiêu chí, tiến trình Pan-european- 6 tiêu chí v..v. Riêng tổ chức FSC (Forest Stewardship Council ) có bộ tiêu chuẩn khắt khe nhưng uy tín nhất trên thế giới có cấu trúc chặt chẽ nhất gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 123 chỉ số và hàng vài ba trăm công cụ kiểm chứng.

Mọi chủ rừng đều có quyền lựa chọn áp dụng một loại tiêu chuẩn để phấn đấu đạt được chứng chỉ QLRBV cho miếng đất có rừng mà họ quản lý.  Hiện nay trên thế giới có các chương trình chứng chỉ khác nhau ở quy mô toàn cầu hay quy mô vùng, hay quốc gia như:

  • Tổ chức FSC có tiêu chuẩn và chứng chỉ cả RTN và RT trên toàn thế giới
  • Chương trình chứng chỉ PEFC chủ yếu cho các nước Châu Âu hoặc Bắc Mỹ
  • Chương trình MTTC là chứng chỉ Quản lý rừng bền vững trong nội bộ Malaysia
  • Chương trình LEI của Indonesiacũng chỉ cấp chứng chỉ trong quốc gia v.v…

Như vậy, phong trào Quản lý rừng bền vững trên thế giới và các khối quốc gia rất sôi động, nhiều quốc gia lập thành chương trình, kế hoạch. Việt nam đã đưa thành chương trình số 1 trong 3 chương trình phát triển của chiến lược Lâm nghiệp quốc gia 2006-2020.[2] . Giải pháp này đang hỗ trợ các quốc gia tránh hoặc giảm việc mất rừng, hạn chế quá trình suy thoái rừng. Hợp tác của 10 nước trong khối ASEAN trong 10 năm nay cững xoay quanh chủ đề thực hiện được quá trình Quản lý rừng bền vững.

Quản lý rừng bền vững có mục tiêu hạn chế mất rừng và suy giảm chất lượng cũng như tăng trưởng sản lượng rừng. Đổi lại chủ rừng nào đã quản lý rừng bền vững đều được cấp một chứng chỉ đảm bảo rằng gỗ khai thác từ các khu rừng đạt tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững được chấp nhận lưu thông trên mọi thị trường lâm sản với giá bán cao hơn bình thường. Đây là sáng kiến của các đại gia buôn bán lâm sản và của người tiêu dùng chấp nhận giá mua cao hơn để bảo vệ  rừng trên toàn thế giới.

Trở lại hiệu quả đầu tiên của Quản lý rừng bền vững, một là đảm bảo được diện tích rừng ổn định từ quy mô nhỏ của chủ rừng đến lâm phận quốc gia, hai là ổn định việc sử dụng đất,  ít thay đổi về đất và  rừng (LULUCF). Ba là giữ ổn định chất lượng rừng với sản lượng và lượng sinh trưởng gỗ và lâm sản không suy giảm. Đây chính là đầu vào sản phẩm quang hợp từ hấp thụ Cacbonic tỷ lệ thuận với lượng tăng trưởng của rừng. Hai yếu tố này chính là mục tiêu phấn đấu của REDD sẽ đạt được khi Quản lý rừng bền vững.

Trong thời gian chưa đến 20 năm kể từ khi sáng kiến Quản lý rừng bền vững được các chủ rừng thực hiện trên thế giới đã đạt được (30/10/2009): 117,09 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ FSC về QLRBV=5% diện tích rừng sản xuất. (một diện tích tương đương 2 lần như vậy cũng đã được cấp chứng chỉ PEFC) trong 995 giấy chứng chỉ của 82 quốc gia. Giá trị gỗ có nhãn CCR FSC ước 20 tỷ USD. Trong số này Canadađứng đầu với trên 23 triệu ha, Nga thứ 2 thế giới với 21 triệu ha [14], trong khi VN mới có 10.000 ha rừng trồng đạt chứng chỉ rừng FSC nam 2006 ...

Để dành lợi thế cho chủ rừng và cộng đồng dân cư, Việt Nam cần soạn thảo bổ sung tiêu chuẩn FSC quốc gia theo hướng tiêu chuẩn FSC đang sửa đổi 2009, dù  dự thảo 9C (2007) đã bao quát được khá nhiều khác biệt về chính sách và tập quán của Việt nam.


...

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 21930 Xây dựng một tương lai bền vững

Với dân số tại các đô thị trên toàn thế giới ngày càng tăng, có một nhu cầu cấp thiết để tính toán hiệu quả hoạt động...

Ấn phẩm