Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Định hướng của cơ quan quản lý nhà nước để thúc đấy phát triển ngành công nghiệp Halal

 

Các bài viết liên quan:   

 

Ở góc độ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tới nay, Việt Nam đã ban hành 5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal (Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung; Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; Thức ăn chăn nuôi Halal; Thực phẩm Halal - Yêu cầu đối với giết mổ động vật) và TCVN 13888 - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm Halal.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xây dựng tiêu chuẩn rất mới về yêu cầu đối với tổ chứng nhận Halal. Như vậy, chúng ta cũng bắt đầu có những bước xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về Halal và định hướng tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn cho những nhóm sản phẩm chủ lực, hướng đến thị trường xuất khẩu tiềm năng, làm sao để tiêu chuẩn Việt Nam hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

Liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, hiện nay yêu cầu pháp lý cho hoạt động chứng nhận và đánh giá sự phù hợp, hoạt động thử nghiệm thực hiện theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Cụ thể, Nghị định 107/CP-NĐ của Chính phủ quy định các tổ chức chứng nhận, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức thử nghiệm đều phải đăng ký hoạt động và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Việt Nam có nhiều tổ chức làm các hoạt động chứng nhận tuy nhiên hệ thống và cách thức chưa theo được yêu cầu và chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang đề xuất xây dựng Nghị định quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng về lĩnh vực Halal.

Ngoài ra, để chứng nhận của chúng ta được chấp nhận ở thị trường các nước Hồi giáo, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng tăng cường hợp tác quốc tế với các nước để đạt được thỏa thuận thừa nhận song phương giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo. Hiện nay chúng ta đã ký kết MoU với Iran, sắp tới là UAE và một số nước Hồi giáo khác.

Những thuận lợi và khó khăn đối với tổ chức chứng nhận Halal

* Về mặt thuận lợi:

Hiện doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Halal hầu hết là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, đây là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Việc hàng hoá chủ yếu là nông sản cũng tạo thuận lợi cho quá trình mà các tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá sự phù hợp nguyên liệu đầu vào xem nguyên liệu đó có chuẩn Halal hay không, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu này.

Đặc biệt, không ít doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ cho thị trường Halal đã tiến hành đào tạo cho công nhân, nhân viên làm việc tại doanh nghiệp thông tin, kiến thức về Halal. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc áp dụng, tuân thủ quy định về Halal ngay trong quá trình sản xuất.

* Về khó khăn:

Hiện nay hiểu biết của doanh nghiệp về nhu cầu thị trường, văn hoá người Hồi giáo chưa nhiều. Trong khi đó, văn hoá, lối sống, văn hoá kinh doanh của người Hồi giáo lại có nhiều sự khác biệt. Đối với các thông tin mà doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về Halal, về nhu cầu thị trường Halal, tôi cho rằng, thông qua các đề án trong tương lại mà Chính phủ thực hiện, doanh nghiệp sẽ dần nắm bắt được vấn đề này. Tuy nhiên, đối với văn hoá của người Hồi giáo, tự bản thân doanh nghiệp cần phải có sự trau dồi, nghiên cứu sâu hơn.

Còn đối với các tổ chức chứng nhận Halal hiện nay cũng gặp một số khó khăn. Ví dụ như việc các quốc gia nhập khẩu liên tục thay đổi và có những quy định, yêu cầu ràng buộc mới khiến đôi khi các tổ chức chứng nhận không kịp cập nhật hoặc thời gian quá ngắn không kịp thay đổi theo. Từ đó dẫn đến việc thông tin, hướng dẫn cho doanh nghiệp gặp khó khăn, chậm trễ.

Giả sử nếu một tổ chức chứng nhận có chứng nhận chưa được cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu phê duyệt, chưa được công nhận, thừa nhận thì chứng nhận Halal do tổ chức đó cấp sẽ không được chấp nhận, từ đó dẫn tới việc hàng hoá mắc kẹt tại cảng.

Hiện nay, tại Việt Nam có tới 18 tổ chức chứng nhận về Halal. Mặc dù có nhiều tổ chức quảng bá rằng họ được công nhận, thừa nhận tại nhiều quốc gia, tuy nhiên, trên thực tế đó là thông tin sai sự thật. Những tổ chức này đã làm náo loạn thị trường chứng nhận, làm cho hàng hoá Việt Nam bị hạn chế sang các nước Hồi giáo. Doanh nghiệp khi làm chứng nhận Halal nhưng không chuẩn sẽ không được chấp thuận cho sản phẩm vào thị trường Halal, từ đó dẫn tới việc bị cấm, thậm chí còn kéo theo việc cả ngành hàng bị cấm.

Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ. Tại quốc gia này 5 năm trước đã diễn ra tình trạng có quá nhiều tổ chức chứng nhận nhưng không có sự quản lý nên gây ra sự náo loạn hoạt động chứng nhận, khiến hàng loạt doanh nghiệp không thể xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Halal. Trong tương lai, nếu không quản lý tốt, Việt Nam rất có thể sẽ phải đối diện với tình trạng này.

Về mặt giải pháp, Chính phủ cần quản lý chặt các tổ chức chứng nhận Halal nhất là theo Nghị định 107/2016 NĐ-CP, đẩy mạnh việc công nhận và thừa nhận quốc tế trong việc cấp, đánh giá chứng nhận Halal cho doanh nghiệp.

Việt Nam hiện đã ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực Halal. Vậy, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào khi thâm nhập vào thị trường Halal

Hiện nay trong các nước Hồi giáo chưa có được bộ tiêu chuẩn chung và hài hòa về tiêu chuẩn Halal, cho nên mỗi khu vực sẽ có tiêu chuẩn riêng. Một trong những khó khăn của Việt Nam khi xây dựng tiêu chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu đó, vì vậy hướng ưu tiên là xây dựng tiêu chuẩn cho những thị trường lớn và tiềm năng, sẽ theo hướng hài hòa và tối đa.

Một hướng nữa đó là các cơ sở dịch vụ thân thiện với người Hồi giáo, tiêu chuẩn và chuẩn mực với người Hồi giáo sẽ thấp so với tiêu chuẩn, chuẩn mực với yêu cầu nghiêm ngặt của Halal. Tức là một cơ sở dịch vụ không hoàn toàn do người Hồi giáo điều hành và họ có thể có phục vụ những sản phẩm Halal và sản phẩm khác, tuy nhiên phải có sự phân tách sản phẩm để không có sự lẫn lộn các sản phẩm với nhau.

Đây cũng là cách mà chúng ta có thể làm được và cách thức doanh nghiệp đang hướng đến, việc áp dụng tiêu chuẩn Halal của Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu nhận thức được các yêu cầu cơ bản trong sản xuất sản phẩm Halal. Từ đó, dễ dàng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Halal của các quốc gia khác.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận Halal

Như tôi đã chia sẻ ngay từ đầu, Halal là tiêu chuẩn quy định sản xuất và đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm cho người Hồi giáo. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng, phát triển và tạo lập uy tín đối với thị trường người Hồi giáo chiếm đến 25% dân số thế giới.

Tiêu chuẩn Halal cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hơn nữa hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra các sản phẩm tốt và có lợi cho sức khoẻ. Điều này hầu hết khách hàng đều nhận thức được và đánh giá cao doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn nói trên, và ngày càng nhiều người tiêu dùng ngoài Hồi giáo thích sử dụng sản phẩm Halal vì những lý do như trên.

Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang thực hiện nhiệm vụ thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia. Dự thảo Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia đã được hoàn thành và đang trình xin ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ để gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành lần 2.

Việc thành lập Trung tâm có ý nghĩa rất lớn, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận tiêu chuẩn Halal của các thị trường khác nhau thông qua việc cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal cũng như các quy định, yêu cầu để có thể thâm nhập sâu vào thị trường Halal thế giới và chứng nhận Halal – một điểm nghẽn lớn nhất để xuất khẩu sản phẩm Halal Việt Nam vào thị trường toàn cầu.

Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia sẽ thực hiện đăng ký công nhận/chỉ định của cơ quan Hồi giáo các nước ((JAKIM (Malaisia), MUI (Indonesia), GAC (UAE),…) để có thể cung cấp đa dạng dịch vụ chứng nhận Halal. Dịch vụ của Trung tâm sẽ thuận lợi hơn và giá cả hợp lý hơn so với dịch vụ chứng nhận của các tổ chức nước ngoài, góp phần năng cao tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm Halal Việt Nam.


...

Halal là gì

Halal là một thuật ngữ tiếng Ả Rập, được sử dụng để miêu tả những điều kiện và quy tắc về thực phẩm, đồ uống và cách...

...

Tiêu chuẩn Halal và tầm quan trọng của Tiêu chuẩn Halal đối với đời sống xã hội

Tiêu chuẩn Halal là một hệ thống quy tắc và yêu cầu đối với thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác, tuân...

...

Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn Halal

Áp dụng tiêu chuẩn Halal mang lại nhiều lợi ích về tôn giáo, vệ sinh, thị trường và uy tín, đồng thời khuyến khích sự...

...

Một số khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn Halal tại các quốc gia phi Hồi giáo và đề xuất giải pháp

Một số quốc gia phi Hồi giáo đã bắt đầu nhìn nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn Halal và đã đưa ra các bước để phát...

...

Loại tiêu chuẩn Halal được sử dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới

Có nhiều tiêu chuẩn Halal khác trên thế giới, mỗi tiêu chuẩn có những yêu cầu và quy định riêng, nhằm đảm bảo tính Halal...

...

Các lĩnh vực phổ biến áp dụng của Tiêu chuẩn Halal hiện nay

Các tiêu chuẩn Halal được thiết kế để đảm bảo tính Halal của các sản phẩm và dịch vụ trong các lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu...

...

Vai trò của các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn Halal

Các tiêu chuẩn Halal được xây dựng, áp dụng và quản lý một cách toàn diện và hiệu quả, nhằm đảm bảo tính Halal của các...

...

Các cách thức để doanh nghiệp có thể áp dụng được tiêu chuẩn Halal

Qua việc áp dụng các cách thức này, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính Halal của sản phẩm hoặc dịch vụ và đáp ứng nhu cầu...

...

Các yêu cầu cơ bản đối với một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến được quy định trong tiêu chuẩn Halal

Dưới đây là các yêu cầu cơ bản đối với một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến được quy định trong tiêu chuẩn Halal giúp tổ...

...

Các tổ chức quốc tế và quốc gia tham gia chính vào việc xây dựng tiêu chuẩn Halal

Dưới đây là các tổ chức quốc tế và quốc gia tham gia chính vào việc xây dựng tiêu chuẩn Halal đã được hầu hết các quốc...

...

Chứng nhận Halal

Khi một sản phẩm được chứng nhận, đó là biểu tượng của chất lượng và sự tuân thủ các tiêu chuẩn Halal.

...

Danh mục các Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam và Tiêu chuẩn nước ngoài về Halal

Dưới đây là danh mục đầy đủ các Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam và Tiêu chuẩn nước ngoài về Halal mới nhất (2024) để...

...

Chứng nhận Halal – mở cánh cửa vào thị trường tiềm năng tỷ đô của các doanh nghiệp Việt Nam

Để mở cánh cửa vào thị trường này, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Có được chứng nhận Halal cũng có nghĩa...

Ấn phẩm