Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Chứng nhận Halal – mở cánh cửa vào thị trường tiềm năng tỷ đô của các doanh nghiệp Việt Nam

 

Các bài viết liên quan:  

 

 

Halal đang trở thành thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

Người Hồi giáo hiện chiếm khoảng ¼ dân số thế giới, dự kiến chiếm 30% vào năm 2024 và đạt 2,2 tỷ người năm 2030. Ước tính, thị trường Halal toàn cầu sẽ mang lại 5.000 tỷ USD mỗi năm và ngày một tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường này.

Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ toàn cầu. Như vây, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Hồi giáo là rất lớn.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường vô cùng khó tính với hệ thống tiêu chuẩn khắt khe. Để mở cánh cửa vào thị trường này, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal (theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "được phép"). Có được chứng nhận Halal cũng có nghĩa doanh nghiệp đã nắm trong tay chiếc chìa khóa mở cửa.

Việc nắm vững thông tin về các quy định, tiêu chuẩn của thị trường Halal là chìa khoá quan trọng để thúc đẩy việc đưa hàng hoá của Việt Nam gia nhập thị trường này ngày càng thuận lợi hơn.

Tiềm năng thị trường Halal hiện nay và những cơ hội, thách thức đối với các Doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường Halal

Sản phẩm Halal không chỉ là thực phẩm như chúng ta thường hay nghĩ tới, thực tế sản phẩm Halal rất rộng, bao gồm cả ngành nông nghiệp, thực phẩm, dược mỹ phẩm, thời trang, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, logistic… Như vậy có thể hình dung ngành Hala trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng và đa dạng.

Việt Nam được biết đến là quốc gia có nhiều tiềm năng xuất khẩu sản phẩm ngành Halal, với các lý do như vị trí địa lý thuận lợi, gần những thị trường Halal lớn tại Đông Nam Á, châu Á... có nhiều thế mạnh về thực phẩm, du lịch, dịch vụ, đặc biệt là có nền nông nghiệp phát triển, với nhiều loại nông lâm, thủy hải sản chất lượng cao. Việt Nam cũng có nền công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về sản phẩm ngành Halal.

Việt Nam là thị trường rộng lớn và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện khi tham gia nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Có thể nói, Việt Nam hiện là mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực và liên khu vực: Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kể cả các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam, trong đó có sản phẩm Halal.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã huy động các nguồn lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam, bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.

Halal không còn đơn thuần là tiêu chuẩn dành riêng cho người theo đạo Hồi mà đang dần trở thành tiêu chuẩn mới về bảo đảm an toàn, vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng, quốc gia không theo đạo Hồi quan tâm và lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Halal.

Vướng thủ tục chứng nhận Halal chính là rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Halal

Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đang bỏ quên thị trường Hồi giáo vì vướng thủ tục chứng nhận Halal là ý kiến mang tính chủ quan. Bởi trên thực tế, nếu như trước đây rất ít kênh thông tin liên quan tới thị trường Halal thì trong 2 năm gần đây có thể nói thị trường Halal đã “gõ cửa” các doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chủ động tiếp cận, tham gia nhiều diễn đàn, triển lãm về Halal được tổ chức ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có cộng đồng người Hồi giáo đông đảo như Indonesia, Malaysia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận thông tin về Halal thông qua các kênh tham tán.

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đang rất quan tâm và có cơ chế, chính sách cụ thể như việc ban hành các đề án, tiêu chuẩn để thúc đẩy đầu tư, tiếp cận thị trường Halal. Chính phủ Việt Nam cố gắng tạo ra các cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin rõ hơn về thị trường này, về những quy định, cách thức để doanh nghiệp có thể tham gia thuận lợi vào thị trường Halal.

Đối với thông tin về chứng nhận Halal, doanh nghiệp có thể tham khảo trên website tổ chức chứng nhận. Có một điểm lưu ý là nếu doanh nghiệp muốn lấy chứng nhận Halal trực tiếp tại một số nước (ví dụ như Indonesia) thì mất khoảng 6 tháng, còn nếu làm ở Việt Nam sẽ mất khoảng 1 tháng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để không làm mất thời cơ tham gia thị trường Halal. Doanh nghiệp cũng cần lựa chọn tổ chức chứng nhận có uy tín để hỗ trợ mình trong việc đáp ứng quy định, hướng tới việc cấp chứng nhận Halal.

Để tiếp cận và mở cửa thị trường, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Vậy Tiêu chuẩn Halal có những điểm khác biệt gì so với tiêu chuẩn của các thị trường như Mỹ, EU…

Halal có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là “hợp pháp” và các sản phẩm Halal chính là sản phẩm phù hợp quy định của pháp luật Hồi giáo. Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm.

Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Đối với người Hồi giáo, sản phẩm Halal không chỉ là lựa chọn ưu tiên mà còn là nghĩa vụ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ tiêu thụ sản phẩm Halal.

So với yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường khác thì tiêu chuẩn Halal rất đặc thù. Bên cạnh yêu cầu cơ bản về hệ thống kiểm soát sản xuất, nhân sự… thì doanh nghiệp sản xuất Halal cần đáp ứng yêu cầu đặc thù khác. Chẳng hạn, sản phẩm không phải Haram hoặc sử dụng những thành phần không phải Haram phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Quran;

Dây chuyền sản xuất không sử dụng chung cho sản xuất Halal và Haram. Đối với doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Ví dụ: Động vật phải được giết mổ theo đúng nghi thức Hồi giáo và người thực hiện giết mổ phải là người Hồi giáo hoặc người Do Thái.

Sản phẩm được sản xuất và cấp chứng nhận Halal là yêu cầu bắt buộc đối với thị trường Hồi giáo. Hiểu một cách sâu hơn là người Hồi giáo có tiêu chuẩn riêng và tiêu chuẩn này quy định các sản phẩm thực phẩm phải được sản xuất an toàn và đảm bảo chất lượng, không có bất cứ nguyên liệu nào bị Luật Hồi giáo cấm như thịt lợn.

Theo thuật ngữ Hồi giáo, Halal là được phép còn Haram là không được phép, cấm kị. Và tiêu chuẩn Halal là chìa khoá để doanh nghiệp bước vào thị trường tiêu thụ của người Hồi giáo. Các doanh nghiệp cần phải xác định rõ điều này và áp dụng tiêu chuẩn Halal ngay từ những ngày đầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 


...

Halal là gì

Halal là một thuật ngữ tiếng Ả Rập, được sử dụng để miêu tả những điều kiện và quy tắc về thực phẩm, đồ uống và cách...

...

Tiêu chuẩn Halal và tầm quan trọng của Tiêu chuẩn Halal đối với đời sống xã hội

Tiêu chuẩn Halal là một hệ thống quy tắc và yêu cầu đối với thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác, tuân...

...

Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn Halal

Áp dụng tiêu chuẩn Halal mang lại nhiều lợi ích về tôn giáo, vệ sinh, thị trường và uy tín, đồng thời khuyến khích sự...

...

Một số khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn Halal tại các quốc gia phi Hồi giáo và đề xuất giải pháp

Một số quốc gia phi Hồi giáo đã bắt đầu nhìn nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn Halal và đã đưa ra các bước để phát...

...

Loại tiêu chuẩn Halal được sử dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới

Có nhiều tiêu chuẩn Halal khác trên thế giới, mỗi tiêu chuẩn có những yêu cầu và quy định riêng, nhằm đảm bảo tính Halal...

...

Các lĩnh vực phổ biến áp dụng của Tiêu chuẩn Halal hiện nay

Các tiêu chuẩn Halal được thiết kế để đảm bảo tính Halal của các sản phẩm và dịch vụ trong các lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu...

...

Vai trò của các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn Halal

Các tiêu chuẩn Halal được xây dựng, áp dụng và quản lý một cách toàn diện và hiệu quả, nhằm đảm bảo tính Halal của các...

...

Các cách thức để doanh nghiệp có thể áp dụng được tiêu chuẩn Halal

Qua việc áp dụng các cách thức này, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính Halal của sản phẩm hoặc dịch vụ và đáp ứng nhu cầu...

...

Các yêu cầu cơ bản đối với một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến được quy định trong tiêu chuẩn Halal

Dưới đây là các yêu cầu cơ bản đối với một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến được quy định trong tiêu chuẩn Halal giúp tổ...

...

Các tổ chức quốc tế và quốc gia tham gia chính vào việc xây dựng tiêu chuẩn Halal

Dưới đây là các tổ chức quốc tế và quốc gia tham gia chính vào việc xây dựng tiêu chuẩn Halal đã được hầu hết các quốc...

...

Chứng nhận Halal

Khi một sản phẩm được chứng nhận, đó là biểu tượng của chất lượng và sự tuân thủ các tiêu chuẩn Halal.

...

Danh mục các Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam và Tiêu chuẩn nước ngoài về Halal

Dưới đây là danh mục đầy đủ các Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam và Tiêu chuẩn nước ngoài về Halal mới nhất (2024) để...

Ấn phẩm