Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn Quốc tế ISO làm cho thực phẩm "Tự nhiên" (Natural)

 

Khi nào là một thành phần của thực phẩm được coi là "tự nhiên"? Cho đến nay, chưa có định nghĩa mang tính quốc tế về một thành phần của thực phẩm "tự nhiên" nhưng một Tiêu chuẩn quốc tế ISO mới sẽ giúp các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát nói được cùng một ngôn ngữ. 

Mặc dù sự quan tâm của người tiêu dùng rất lớn đối với tất cả mọi thứ được gọi là "tự nhiên", đặc biệt là thực phẩm. Trừ một số nỗ lực của Ủy ban Tiêu chuẩn Codex (Codex Alimentarius Commission) vào cuối những năm 1990 thì chưa có một yêu cầu quốc tế cụ thể nào về các thành phần của thực phẩm "tự nhiên" và các quá trình chế biến thực phẩm "tự nhiên". Và Tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 19657:2017 "Định nghĩa và tiêu chí kỹ thuật đối với các thành phần của thực phẩm được coi là tự nhiên (Definitions and technical criteria for food ingredients to be considered as natural)" mới được ban hành nhằm giải quyết vấn đề này. 

Mục đích của Tiêu chuẩn quốc tế ISO này là cung cấp các tiêu chuẩn cần thiết cho các thành phần của thực phẩm được coi là "tự nhiên" mà ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát và các cơ quan có thẩm quyền có thể tham khảo khi mà hiện nay hàng hoá đang được buôn bán tự do trên khắp thế giới. 

Ở một số khu vực trên thế giới, việc thiếu các tiêu chí như vậy thậm chí dẫn đến các vụ kiện tụng, tranh chấp phức tạp, gây lãng phí và tốn kém cho tất cả các bên, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 19657:2017 đề xuất các tiêu chí trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business - B2B) về các thành phần của thực phẩm được coi là "tự nhiên", giúp tạo ra một sân chơi thực tế, bình đẳng và đảm bảo thực tiễn kinh doanh công bằng trong ngành thực phẩm và nước giải khát. Tiêu chuẩn quốc tế ISO này không áp dụng cho việc trao đổi thông tin với người tiêu dùng, chẳng hạn như việc ghi nhãn, bao gói sản phẩm, hàng hóa. 

Ông Dominique Taeymans, Trưởng nhóm xây dựng Tiêu chuẩn này, giải thích: "Tiêu chuẩn quốc tế ISO này bao gồm các nguyên tắc cơ bản, cho phép các chuyên gia ngành thực phẩm và đồ uống nói cùng một ngôn ngữ. Đây không phải là một chủ đề đơn giản, do đó Tiêu chuẩn này tạo cho các chuyên gia các cơ sở chung để giảm thiểu những vướng mắc, bất đồng và trở ngại về vấn đề này và cùng nhau giải quyết những vấn đề mới có lợi cho cộng đồng và xã hội hơn". 

Tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 19657:2017 đáp ứng nhu cầu của tất cả các công ty về thực phẩm và nước giải khát và các nhà sản xuất nguyên liệu thực phẩm, không phân biệt quy mô và độ phức tạp của chúng. Tiêu chuẩn này sẽ giúp đảm bảo cho các thực hành công bằng trong tất cả các mối quan hệ kinh doanh. 

Tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 19657:2017 được xây dựng bởi Nhóm công tác ISO/TC 34/WG 18 "Thành phần của thực phẩm thiên nhiên" thuộc Ban kỹ thuật ISO/TC 34 "Các sản phẩm thực phẩm".


...

Lương thực thực phẩm chưa an toàn - khó cạnh tranh trong TPP

Xuất khẩu lương thực, thực phẩm cần coi trọng nguồn nguyên vật liệu có chất lượng ổn định về kỹ thuật và vệ sinh an toàn...

...

Lương thực thực phẩm chưa an toàn

Xuất khẩu lương thực, thực phẩm cần coi trọng nguồn nguyên vật liệu có chất lượng ổn định về kỹ thuật và vệ sinh an toàn...

...

Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Theo nội dung của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 02/02/2018 về việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (thay thế...

...

Dự thảo Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã triển khai việc xây dựng dự thảo Nghị...

...

Dự thảo sửa đổi Quy định ghi nhãn thực phẩm của Nhật Bản

Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Quy định ghi nhãn thực phẩm

...

Dự thảo sửa đổi Quy định đối với Phòng thử nghiệm thực phẩm và dược phẩm

Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Quy định đối với Phòng thử nghiệm thực...

...

Thông tư về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo dự thảo Thông tư về bảo đảm an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật và gửi...

...

Hà Nội: Phấn đấu 100% chuỗi cung ứng nông sản được truy xuất nguồn gốc

Năm 2020, Hà Nội phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn ứng dụng hệ thống thông...

...

Màng bọc thực phẩm phải đảm bảo quy định nào trước khi đưa ra thị trường?

Để dễ dàng kiểm soát cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì sản phẩm màng bọc thực phẩm cần phải công bố hợp quy...

Ấn phẩm