Loading data. Please wait

Tin tức / Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Năm 2025, sẽ có ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận

 

Năm 2025, mục tiêu của đề án là công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA).

Ngày 6/7, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức cuộc họp về Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tham dự cuộc họp có ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ông Cao Xuân Quân, Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam cùng đại diện Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư..

Năm 2025, sẽ có ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận - ảnh 1

Ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì cuộc họp. 

 

Tại cuộc họp, ông Cao Xuân Quân đã thay mặt Tổ soạn thảo Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trình bày về quá trình soạn thảo và những nội dung chính trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Đề án.

Theo ông Cao Xuân Quân, mục tiêu của Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ, Đề án sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đo lường nhằm huy động đa dạng các nguồn lực đóng góp phát triển hoạt động đo lường.

Năm 2025, sẽ có ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận - ảnh 2

Ông Cao Xuân Quân (giữa) đang trình bày về Đề án ” Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″.

Cũng theo Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam, Đề án áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; tập trung đẩu mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.

Về mục tiêu cụ thể, riêng về chuẩn đo lường, Đề án phấn đấu đến năm 2025 sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận đủ 41 chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch đã được phê duyệt; công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA); Phát triển ít nhất 100 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo lường các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp; bồi dưỡng , nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 10.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho ít nhất 50.000 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; triển khai áp dụng bộ tiêu chí đánh giá quốc gia ít nhất 1000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường…

Tới năm 2030, Đề án phấn đấu phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA); Phát triển ít nhất 250 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo lường các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp; bồi dưỡng , nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 20.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho ít nhất 100.000 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; triển khai áp dụng bộ tiêu chí đánh giá quốc gia ít nhất 2000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường…

Năm 2025, sẽ có ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận - ảnh 3

Đại diện Bộ Xây dựng góp ý về Đề án. 

Cũng trong khuôn khổ cuộc họp, đại diện các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.. đã có những góp ý tích cực về quá trình triển khai, tính khả thi mục tiêu dự án và những giải pháp để dự án được đưa vào thực tiễn thực thi có hiệu quả.

Kết luận cuộc họp về Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp hoan nghênh tinh thần đóng góp thẳng thắn, cởi mở đến từ các Bộ, ngành liên quan để việc triển khai Đề án được hiệu quả, theo đúng lộ trình.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng cho biết trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp này, phía Tổng cục cùng với Tổ soạn thảo Đề án sẽ có những nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh hợp lý để Đề án đi vào thực tiễn được thuận lợi, góp phần hỗ trợ tích cực doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

(Nguồn:vietq)


...

Các hội thảo đào tạo năm 2017 về Hệ thống tiêu chuẩn GS1 về truy xuất nguồn gốc

Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức và hướng dẫn áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn GS1 tại Việt...

...

Đo lường trong lĩnh vực quan trắc và bảo vệ môi trường còn nhiều ‘kẽ hở’

Theo Luật Đo lường, tất cả các thiết bị đo sử dụng trong quan trắc, kiểm soát môi trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường...

...

Kiểm định lại cột đo xăng dầu để bán xăng E5

Kiểm định lại cột đo xăng dầu để bán xăng E5 và thực hiện quy định gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đô xăng dầu

...

Thông báo tiến trình chuyển đổi ISO/IEC 17025:2017

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 “Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn” đã được tổ chức Quốc tế...

...

Các tổ chức tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc tế và khu vực

Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc tế và khu vực

...

Vai trò của Đo lường 4.0 (Smart Meters) trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng tính tự động

Đo lường 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là quá trình đo lường hoàn toàn sử dụng tất cả các...

...

ISO 37120 Các chỉ số về dịch vụ và chất lượng sống đô thị

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình thành phố, đô thị hoặc chính quyền địa phương thực hiện đo lường...

...

ISO/IEC 17025 có phiên bản mới

Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và giám định mẫu là sự thực hành hàng ngày của hơn 60.000 phòng thí nghiệm được công...

...

Phối hợp chặt chẽ giữa các hiệp hội ngành hàng thúc đẩy phong trào NSCL

Sáng ngày 21/3, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã tổ chức Hội thảo với các hiệp hội về tổ chức Chương...

...

Kiểm soát về đo lường nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM hiện triển khai nhiều dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện...

...

Tin tưởng vào công việc của phòng thí nghiệm

Phiên bản mới của ISO/IEC 17025, tài liệu tham khảo quốc tế cho các phòng thí nghiệm và phòng hiệu chuẩn

...

Dự kiến giảm tới 50% phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Bộ Tài chính đang gửi lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 227/2016/TT-BTC về điều chỉnh giảm mức thu phí...

...

Cần phân biệt giữa kiểm định và hiệu chuẩn

Có sự khác biệt giữa khái niệm kiểm định và hiệu chuẩn

Ấn phẩm