Loading data. Please wait

Tin tức / Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/207/NĐ-CP quy định chi tiết Luật tiêu chuẩn và Quy chu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. 

Trong đó bổ sung quy định về yêu cầu chung trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Cụ thể,  về xây dựng tiêu chuẩn, phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, người tiêu dùng, chuyên gia liên quan; tuân thủ nguyên tắc làm việc đồng thuận trên cơ sở thảo luận, góp ý kiến công khai, dân chủ. 

Về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký kết, tham gia: Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN, QCĐP thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại các Điều 29, 60, 61 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống; Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm góp ý đối với kế hoạch xây dựng QCVN, QCĐP trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của cơ quan xây dựng kế hoạch. 

Bên cạnh đó, ưu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật điều chỉnh theo nhóm các đối tượng tương đồng về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý

Quy định biện pháp quản lý và mức giới hạn về các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường trực tiếp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường; bảo vệ động vật, thực vật; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; tôn trọng quyền tự do sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân. 

Nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được viện dẫn đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài. 

Trường hợp viện dẫn đến tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với các yêu cầu kỹ thuật, cơ quan ban hành phải bảo đảm sẵn có bản tiếng Việt của tài liệu viện dẫn để cá nhân, tổ chức tham khảo khi được yêu cầu. 

Khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật phải rà soát các quy định về thừa nhận tương đương, bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký kết, tham gia. 

Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật có khả năng tạo rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, cơ quan ban hành phải gửi dự thảo quy chuẩn kỹ thuật đến Bộ Khoa học và Công nghệ để gửi lấy ý kiến quốc tế theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký kết, tham gia. 

Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2018. 

Xem chi tiết Nghị định 78/2018/NĐ-CP

(Nguồn:vpcp.chinhphu.vn)


...

Các dạng tài liệu, tiêu chuẩn của Tổ chức ISO

TechDoc xin giới thiệu các loại tài liệu, tiêu chuẩn hiện hành của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO.

...

Tiêu chuẩn thúc đẩy sự đổi mới

Đổi mới hiện diện ở mọi thời điểm, mọi nơi trên thế giới và chính là căn nguyên của mọi sự thay đổi, cải tiến và tiến bộ...

...

Hoạt động Tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam từ năm 1963 cho đến nay

Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu góp phần đắc lực phục vụ yêu cầu quan lý...

...

Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong phát triển thành phố thông minh

Thành phố thông minh được hiểu là sự hội tụ của các yếu tố: cơ sở hạ tầng hiệu quả, môi trường sống thân thiện và phá...

Ấn phẩm