Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn

  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
  • Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
  • Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: Tổ chức kinh tế; Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Loại tiêu chuẩn

Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:

  • Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
  • Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
  • Kinh nghiệm thực tiễn;
  • Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

  • Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
  • Chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, công bố.
  • Góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia

1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng được quy định như sau:

  • Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
  • Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia;
  • Trong trường hợp ý kiến thẩm định không nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến thẩm định cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để hoàn chỉnh. Sau khi nhận được dự thảo đã được hoàn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản này. Trường hợp không đạt được sự nhất trí giữa hai bên, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo tiêu chuẩn hoặc đề xuất tiêu chuẩn sẵn có để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
  • Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập hồ sơ dự thảo trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng được quy định như sau:

  • Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

4. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Nội dung thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

  • Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
  • Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế.
  • Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hoà lợi ích của các bên có liên quan.
  • Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia

  • Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố.
  • Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
  • Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia hoặc đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

Xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở

  • Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
  • Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.
  • Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Xuất bản và phát hành tiêu chuẩn

  • Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia.
  • Cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về tiêu chuẩn thực hiện việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của tổ chức đó.
  • Việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực mà Việt Nam không là thành viên và tiêu chuẩn nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức ban hành tiêu chuẩn đó.
  • Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở.

Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
  • Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
  • Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.

Phương thức áp dụng tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác.
  • Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.

...

Tiêu chuẩn quốc tế ISO đề cập đến Yêu cầu về đạo đức

Ủy ban về Bảo vệ Người tiêu dùng của ISO (ISO/COPOLCO) lần đầu tiên đã khảo sát độ tin cậy của các đòi hỏi về vấn đề đạo...

...

Ban hành Thông tư quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thông tư này quy định việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng thuốc (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh phẩm),...

...

Ưu tiên xây dựng QCKT theo nhóm đối tượng tương đồng

Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định...

Ấn phẩm