Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

ISO 13065:2015 Tiêu chuẩn quốc tế ISO về năng lượng sinh học bền vững

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015 "Tiêu chí cho sự bền vững của năng lượng sinh học (Sustainability criteria for bioenergy )" mới giúp đánh giá tính bền vững của sản phẩm và quy trình liên quan đến năng lượng sinh học có tiềm năng rất lớn để giải quyết các vấn đề về thay đổi khí hậu, tăng cường an ninh năng lượng và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Các chất có năng lượng sinh học - được sản xuất từ ​​các chất hữu cơ như phụ phẩm bằng gỗ và các loại cây nông nghiệp - có thể được sử dụng để tạo ra nhiên liệu và điện cho giao thông vận tải cũng như để sưởi ấm hoặc làm mát. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu về năng lượng thứ cấp từ sinh khối sẽ tăng lên tới 1.827 triệu tấn dầu, hay bằng 12 % nhu cầu năng lượng thứ cấp của thế giới vào năm 2030. Số liệu này là gấp đôi so với năm 1990 (theo World Energy Outlook Special Report Energy and Climate Change 2015).

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015 đưa ra một khuôn khổ thực tế để xem xét các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá và so sánh sản xuất, sản phẩm, chuỗi cung ứng và ứng dụng của năng lượng sinh học.

Trong một vài thập kỷ tới, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015 sẽ là một công cụ giúp các chính phủ đạt được mục tiêu của mình. Tiêu chuẩn này sẽ đem lại các lợi ích cho cả thị trường trong nước và quốc tế bằng cách làm cho năng lượng sinh học cạnh tranh hơn, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển và tránh những rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và cải thiện an ninh cung cấp năng lượng là những động lực chính cho năng lượng sinh học, theo quan điểm của Nhóm triển khai dự án ISO/PC 248 "Tiêu chí cho sự bền vững của năng lượng sinh học" chịu trách nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015. Với hầu hết mọi quốc gia trên thế giới thì việc sản xuất và tiêu thụ một số dạng năng lượng sinh học cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội nghiêm ngặt để việc sản xuất năng lượng sinh học và nhiên liệu sinh học trở nên bền vững hơn. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015 nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất bền vững và sử dụng năng lượng sinh học, đồng thời cho phép người dùng xác định được các khu vực để cải tiến liên tục."

Các lợi ích của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015

Tiêu chuẩn ISO 13065:2015 cung cấp cách tiếp cận được hài hoà về các tiêu chí bền vững hơn là cung cấp các giá trị ngưỡng. Tiêu chuẩn này có thể được đồng thuận sử dụng bởi một số người dùng bằng nhiều cách khác nhau:

  • Đối với doanh nghiệp: cung cấp khuôn khổ tiêu chuẩn cho phép doanh nghiệp nói cùng một ngôn ngữ khi mô tả các khía cạnh về tính bền vững
  • Đối với người mua: so sánh thông tin tính bền vững từ các nhà cung cấp để giúp xác định các quá trình và sản phẩm năng lượng sinh học đáp ứng được các yêu cầu của họ
  • Các cơ quan về xây dựng tiêu chuẩn, chứng nhận hoặc chính phủ: cung cấp nguồn thông tin về tính bền vững và cơ sở minh bạch cho tất cả các bên tham gia thị trường để tuân thủ các yêu cầu pháp lý

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015 có thể được áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, các bộ phận, công đoạn của chuỗi cung ứng hoặc một quá trình duy nhất trong chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho tất cả các hình thức của năng lượng sinh học, bất kể là nguyên liệu thô, vị trí địa lý, công nghệ hoặc sử dụng cuối cùng.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13065:2015 sẽ không thay thế các văn bản pháp luật cũng như các hệ thống chứng nhận về tính bền vững.


...

Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ

Đây là nội dung nổi bật tại Quyết định 24/2018/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử...

...

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

Ngày 28/12/2017 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 15/2017/TT-BXD về việc ban hành QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật...

...

Trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin

Trách nhiệm của một số bộ, ngành, cơ quan ngang bộ về an toàn thông tin và an ninh thông tin, việc quản lý tiêu chuẩn,...

...

Quy chuẩn về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả: Đơn giản và dễ vận dụng hơn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả ban hành mới đây có nội dung ngắn gọn...

...

Cần thưởng phạt rõ ràng trong tiết kiệm năng lượng?

Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ...

...

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững

Ngày 20/6/2018 Bộ KHCN đã ban hành Quyết định số 1695/QĐ-BKHCN về Kế hoạch hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ triển...

...

Dự thảo sửa đổi một phần các yêu cầu tối thiểu đối với sản phẩm sinh học của Nhật Bản

Ngày 26/7/2018, Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi một phần các yêu cầu tối...

Ấn phẩm