Loading data. Please wait
Ngành công nghiệp tư vấn quản lý là ngành lớn, thúc đẩy hành vi doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chương trình nghị sự của chính phủ và các tổ chức tài chính, nhưng nó chỉ có tác dụng tốt khi khách hàng và bên tư vấn có cùng quan điểm. Sự rõ ràng và minh bạch chính là then chốt. Một ủy ban ISO mới đã sẵn sàng cho thử thách này.
Tư vấn quản lý là một hiện tượng của thời đại chúng ta. Theo Plunkett Research, khởi đầu khiêm tốn vào cuối thế kỷ 19, ngành tư vấn quản lý đã phát triển mạnh vượt bậc kể từ thập niên 80, với doanh thu tăng dần lên khoảng 450 tỷ đô la Mỹ như hiện tại. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong các công ty như công ty kế toán và công nghệ thông tin, đa dạng hóa sang cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý. Không chỉ riêng các doanh nghiệp lớn, khoản chi chính phủ cho dịch vụ tư vấn đã tăng 1000% trong những năm gần đây (IPSOS Mori, 2007), trong khi các công ty nhỏ cũng tạo thành một phần quan trọng trong mạng lưới khách hàng. Vì thế, không có gì là lạ khi ngành này trở thành một trong những lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tư vấn quản lý là gì?
Tư vấn quản lý giúp các tổ chức cải thiện kinh doanh của mình thông qua việc phân tích hệ thống và quy trình của họ và phát triển các chương trình để cải thiện. Các hoạt động này có thể bao gồm tất cả mọi thứ từ thay đổi chương trình quản lý để đưa chúng vượt qua giai đoạn chuyển tiếp hoặc triển khai công nghệ mới thông qua đại tu toàn bộ doanh nghiệp.
Phần lớn đơn vị tư vấn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc người hành nghề đơn lẻ, nhưng một số công ty đa quốc gia lớn, chẳng hạn như McKinsey & Company và Boston Consulting có hàng chục ngàn nhân viên và đạt nhiều tỷ đô la doanh thu mỗi năm.
Không ngừng tiến triển, ngành tư vấn quản lý có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, từ quản lý nguồn nhân lực để sáp nhập và mua lại, đổi mới công nghệ, đào tạo, quản lý rủi ro an ninh, và nhiều hơn nữa. Ngành cung cấp nghiên cứu chuyên sâu các khóa đào tạo quản lý, chiến lược, chẳng hạn giúp công ty đưa sản phẩm ra thị trường; thiết kế tổ chức và tối ưu hóa; giảm chi phí thông qua các hệ thống và quy trình tái thiết; thiết kế CNTT, giao hàng và hỗ trợ; và các hệ sinh thái với các gói sản phẩm và dịch vụ đi kèm cho phép khách hàng có thỏa thuận tổng thể tốt hơn 1). Tư vấn quản lý cũng đã tạo ra nhiều khái niệm mới chuyên ngành và những chương trình thiết kế riêng giúp cho các tổ chức cải thiện hiệu suất, chẳng hạn như tái cơ cấu quy trình kinh doanh, năng lực cốt lõi và thị phần tăng trưởng.
Nhu cầu ngày càng cao
Trong khi các tổ chức lớn và chính phủ là những khách hàng quan trọng, ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc mọi quy mô nhận thấy được giá trị của tư vấn quản lý, dẫn đến nhu cầu và mong đợi ngày càng cao đối với ngành này.
Ví dụ, the Plunkett Research, một làn sóng các quy định nghiêm ngặt và phức tạp về ngân hàng và đầu tư tài chính trên khắp Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã làm tăng nhu cầu cần đến chuyên gia tư vấn, cũng như mong muốn giảm chi phí hoạt động và nâng cao lợi nhuận của các tổ chức.
Thêm vào đó là những thách thức của toàn cầu hóa, tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ và bùng nổ dân số, và rõ ràng các chuyên gia tư vấn đã trở thành đối tượng yêu thích cho các doanh nghiệp muốn tìm cách qua mặt đối thủ cạnh tranh và giữ vị trí đầu.
Một báo cáo gần đây cho thấy 80% các công ty tin rằng khách hàng của họ đang thay đổi phương thức tiếp cận hàng hóa, dịch vụ và các tổ chức có ít lựa chọn ngoài việc cố gắng theo kịp. Ngoài ra, có đến 47% các ngành nghề chúng ta biết ngày nay có thể sẽ được tự động hóa trong vòng 20 năm tới, và đến năm 2020, hơn 50% lực lượng lao động sẽ đến từ "thế hệ Gen Y và Gen Z", trưởng thành với tính "kết nối, hợp tác và lưu động ".
Lĩnh vực này không phải là không có thử thách. Sự thất bại của các công ty cao cấp và suy sụp của ngành công nghiệp Internet đã dồn sự chú ý vào các công ty tư vấn và vai trò của họ trong những sự kiện đó, làm phương hại danh tiếng với những cáo buộc về tham nhũng và xung đột lợi ích, khiến các cơ quan kiểm tra và đơn vị quản lý chú ý và để mắt kỹ hơn đến họ.
Suy thoái kinh tế cũng đã tác động mạnh đến ngành này, đồng thời sự cạnh tranh gia tăng cùng với kỳ vọng khách hàng tăng lên và bí quyết của người quản lý ngày càng mạnh hơn…đã buộc ngành tư vấn phải giảm mức phí, khiến nó khó thu hút người tài.
Kelvin Chang Keng Chuen, Giám đốc và Tư vấn chính tại công ty Teian Consulting International Pte Ltd, một trong những công ty tư vấn hàng đầu Singapore hoạt động khắp châu Á cho biết, dễ dàng tiếp thu kiến thức và gia tăng thông tin cùng các gói idchj vụ tự làm DIY trên Internet đang đặt áp lực lên cạnh tranh lên các công ty tư vấn dẫn tới chi phí ngày càng tăng lên.
"Khách hàng muốn kết quả hữu hình, và lợi nhuận rõ ràng từ các khoản đầu tư, và dễ hiểu là họ thường bị hấp dẫn bởi những lựa chọn dễ dàng, giá rẻ mà họ tìm được trên Internet," ông lý giải. "Điều này khiến họ rất khó thuyết phục để thấy rằng họ sẽ nhận được kết quả tốt hơn, tránh được những sai lầm tốn kém và đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn nhiều nếu nhờ hỗ trợ từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm”.
Ngành tư vấn quản lý đã phát triển tăng vọt với doanh thu khoảng 450 tỷ USD.
Nhưng theo Sunil Abrol, Chủ tịch Viện Tư vấn và Nghiên cứu Năng suất ở Ấn Độ, không phải những tùy chọn DIY giá rẻ đang đặt áp lực lên ngành tư vấn, mà chính là những khách hàng ngày càng thạo kinh doanh. Ông nói: "Khách hàng biết nhiều hơn về quy trình kinh doanh và cải thiện trình độ hơn bao giờ hết, vì vậy họ chỉ tìm kiếm các chuyên gia tư vấn thực sự có thể mang lại giá trị gia tăng theo cách mà họ không thể tự mình làm được”.
"Vì vậy, lẽ tự nhiên là họ muốn thấy kết quả, và muốn bảo đảm chi tiêu xứng đáng đồng tiền. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu có sự minh bạch ở mọi cấp độ. Và nó chỉ có thể mang lại kết quả tốt hơn, vì nó giúp khách hang ngay lập tức chọn được chính xác nhà tư vấn, mọi người đều rõ ràng về vai trò và sự mong đợi của nhau và có thể đo lường hiệu quả kết quả thu được. "
Nâng cao tính minh bạch thông qua hướng dẫn rõ ràng và biện pháp thực hành tốt nhất chính là trọng tâm của các tiêu chuẩn ISO, do đó, Ủy ban Dự án ISO ISO/PC 280, Tư vấn quản lý, đã ra đời. Mục đích của nó là để nâng cao tính minh bạch và sự hiểu biết giữa các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý và khách hàng của họ, sau cùng sẽ mang lại kết quả tốt hơn từ công việc tư vấn. Để làm điều này, Ủy ban đang dồn hết nỗ lực vào tiêu chuẩn đầu tiên - ISO 20700 cho công tác tư vấn quản lý - sẽ được xuất bản vào đầu năm tới.
Dựa trên các tiêu chuẩn Châu Âu EN 16.114: 2011, ISO 20700 sẽ là tiêu chuẩn Quốc tế đầu tiên của loại hình này. Sự xuất hiện của nó được mong đợi rất nhiều. Các chuyên gia làm việc trong ủy ban cảm thấy nó đã chậm trễ quá lâu và tin rằng nó sẽ gây dấu ấn đáng kể trong ngành tư vấn.
Robert Bodenstein, Chủ tịch Ủy ban ISO/PC 280 cho biết, tiêu chuẩn sẽ giúp cả hai bên làm rõ các điều khoản của dịch vụ từ lúc bắt đầu dự án, nhờ vậy sẽ tránh được những thất vọng tốn kém và dẫn đến kết quả chung cuộc tốt hơn.
"Tiêu chuẩn ISO 20700 sẽ không chỉ giúp bên tư vấn cung cấp dịch vụ một cách minh bạch và được quốc tế công nhận, mà còn có thể giúp các tổ chức tìm được đúng chuyên gia tư vấn ngay từ đầu. Sự kết hợp các biện pháp tốt nhất trên toàn thế giới và tiêu chí rõ ràng sẽ cải thiện cách thức làm việc giữa khách hàng và bên tư vấn, qua đó nâng cao chất lượng của ngành tư vấn nói chung."
Tiến sĩ Ilse Ennsfellner, Trưởng nhóm công tác của Ủy ban đã giúp phát triển tiêu chuẩn này cũng hoàn toàn đồng ý. Bà cảm thấy tiêu chuẩn ISO 20700 sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong ngành tư vấn bằng cách thêm một lớp tín nhiệm và tự tin mới mang tầm quốc tế.
Bà tin rằng, tư vấn quản lý có thể đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thế giới bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để đổi mới, cải thiện và tăng cường tổ chức ở mọi cấp độ. Những tiêu chuẩn trong lĩnh vực này có thể giúp họ làm điều đó thậm chí còn hiệu quả hơn bằng cách đảm bảo chất lượng tối thiểu phù hợp khi cung cấp dịch vụ, làm rõ quyền và trách nhiệm của cả bên cung cấp và sử dụng dịch vụ.
Bà nói: "Các tiêu chuẩn cũng có thể giúp đơn vị tư vấn thực sự thể hiện được chuyên môn của họ, bởi vì tiêu chuẩn sẽ thiết lập ra những chuẩn mực mà dựa vào đó, tư vấn và khách hàng có thể đo lường được chất lượng và hiệu suất”.
Vậy liệu chúng ta có được thấy những công ty như McKinsey & Co phát triển lớn mạnh hơn nữa? Hoặc liệu sẽ có sự bùng nổ những người chơi mới trên lĩnh vực này? Hay liệu sẽ có một làn sóng khách hàng doanh nghiệp mới có hiểu biết gây áp lực lớn hơn cho các đơn vị tư vấn? Dù thế nào đi nữa, ngành công nghiệp tư vấn đang trong đà thay đổi, và thay đổi chỉ có thể là tốt, phải không nào?
(Nguồn: biên dịch theo iso.org)
Ngày 6/7/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về việc ban hành Quyết định Hệ thống ngành kinh tế...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 995/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia...