Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Dự thảo mới về ISO 50001 "Hệ thống quản lý năng lượng"

 

Từ năm 2011 cho đến nay, các tổ chức đã có thể thực hiện theo một cách tiếp cận có hệ thống để đạt được sự cải tiến liên tục về hiệu suất năng lượng, bao gồm hiệu suất năng lượng, sử dụng và tiêu thụ năng lượng thông qua việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 50001.

Giống như tất cả các Tiêu chuẩn quốc tế ISO, ISO 50001 đã được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng tiêu chuẩn này tiếp tục đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của ngành năng lượng. Công việc này đang được thực hiện bởi Ban ban kỹ thuật ISO/TC 301 chịu trách nhiệm về quản lý năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Ban kỹ thuật ISO này do ANSI, cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của Hoa Kỳ, một thành viên ISO, có sự phối hợp của Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc (SAC) thực hiện.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO giải thích những thay đổi chính của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001 với sự trợ giúp của Bà Deann Desai, Giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia và là phụ trách nhóm công tác với nhiệm vụ sửa đổi tiêu chuẩn này. Cụ thể như sau: "Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất cho phiên bản năm 2018 là có sự kết hợp về của cấu trúc ở mức độ cao, đem lại sự cải tiến cho khả năng tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác". Cấu trúc ở mức độ cao (High-level structure - HLS) là một khái niệm đơn giản và hiệu quả. Giáo sư Desai giải thích: "Bởi vì các tổ chức, doanh nghiệp thường áp dụng đồng thời một số tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, việc sử dụng một cấu trúc có thể chia sẻ, cũng như nhiều thuật ngữ và định nghĩa giống nhau, giúp giữ cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn". Điều này đặc biệt hữu ích đối với các tổ chức, doanh nghiệp chọn áp dụng, triển khai một hệ thống quản lý "tích hợp" có thể đáp ứng được đồng thời các yêu cầu của hai hoặc nhiều tiêu chuẩn về hệ thống quản lý.

Giáo sư Desai giải thích tiếp: "Có nhiều cải tiến khác trong bản dự thảo ISO 50001 năm 2018 để đảm bảo rằng các khái niệm chính về hiệu quả năng lượng là rõ ràng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ". Điều này rất quan trọng trong việc khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đôi khi cho rằng những lợi ích của tiêu chuẩn quốc tế ISO chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia. Đó không phải chỉ là việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới sử dụng các tiêu chuẩn ISO để xây dựng lòng tin với khách hàng mà còn giảm chi phí trong tất cả các khía cạnh sản xuất, kinh doanh của họ, bao gồm cả việc đáp ứng các yêu cầu về luật định.

Ngoài việc hiệu quả năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu xã hội và môi trường cho tất cả các quy mô kinh doanh thì việc thúc đẩy việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001 cũng là một phần quan trọng của Nhóm công tác do Giáo sư Desai thực hiện. Mục tiêu của Nhóm công tác là đưa ra những sáng kiến ​​nhằm tăng cường việc sử dụng ISO 50001 trên toàn thế giới.

Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế ISO/DIS 50001 đã được phê duyệt vào tháng 11 năm 2017, và phiên bản mới của ISO 50001 dự kiến ​​sẽ được công bố vào năm 2018.

Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO về Hệ thống quản lý năng lượng gồm:

  • ISO 50001, Energy management systems - Requirements with guidance for use
  • ISO 50002:2014, Energy audits - Requirements with guidance for use
  • ISO 50003:2014, Energy management systems - Requirements for bodies providing audit and certification of energy management systems
  • ISO 50004:2014, Energy management systems - Guidance for the implementation, maintenance and improvement of an energy management system

Hiện đã có các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) chấp nhận các Tiêu chuẩn quốc tế ISO:

  • TCVN ISO 50001:2012 (tương đương ISO 50001:2011), Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
  • TCVN ISO 50002:2015 (tương đương ISO 50002:2014), Kiểm toán năng lượng - Các yêu cầu
  • TCVN ISO 50003:2015 (tương đương ISO 50003:2014), Hệ thống quản lý năng lượng - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng
  • TCVN ISO 50004:2015 (tương đương ISO 50004:2014), Hệ thống quản lý năng lượng - Hướng dẫn triển khai, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng

...

Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ

Đây là nội dung nổi bật tại Quyết định 24/2018/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử...

...

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

Ngày 28/12/2017 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 15/2017/TT-BXD về việc ban hành QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật...

...

Ban hành Thông tư quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thông tư này quy định việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng thuốc (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh phẩm),...

...

Quy chuẩn về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả: Đơn giản và dễ vận dụng hơn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả ban hành mới đây có nội dung ngắn gọn...

...

Tủ lạnh sẽ áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng mới từ 1/7/2018

Bộ Công Thương cho biết, việc áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng mới trong dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm tủ...

...

Cần thưởng phạt rõ ràng trong tiết kiệm năng lượng?

Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ...

...

Khảo sát của ISO về các chứng chỉ phù hợp với hệ thống quản lý năm 2016

Hàng năm Ủy ban Đánh giá sự phù hợp của ISO (ISO/CASCO) thực hiện một cuộc khảo sát về việc chứng nhận phù hợp với các...

...

ISO 50001:2018 - Hệ thống quản lý năng lượng đã được ban hành thay thế cho ISO 50001:2011

Tiêu chuẩn ISO 50001 quy định các yêu cầu để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý năng lượng...

Ấn phẩm