Loading data. Please wait

Tin tức / Tiêu chuẩn

Bước tiến lớn cho ngành sản xuất cacao với những tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng

Xem chi tiết:  - Danh mục các tiêu chuẩn về cacao.

                       - Danh mục các tiêu chuẩn về socola

 

Khi nhu cầu về cacao và socola tăng lên như đã thấy trong mấy năm qua, nhu cầu biết được những thách thức mà người trồng cây cacao phải đối mặt cũng dần tăng lên nhằm để cải thiện đời sống và điều kiện gia đình của họ. Một loạt tiêu chuẩn mới vốn đang được phát triển để hỗ trợ người trồng cacao sản xuất bền vững đã đạt tới một bước tiến quan trọng trong giai đoạn hình thành.

Khi nhu cầu về cacao và socola tăng lên như đã thấy trong mấy năm qua, nhu cầu biết được những thách thức mà người trồng cây cacao phải đối mặt cũng dần tăng lên nhằm để cải thiện đời sống và điều kiện gia đình của họ. Một loạt tiêu chuẩn mới vốn đang được phát triển để hỗ trợ người trồng cacao sản xuất bền vững đã đạt tới một bước tiến quan trọng trong giai đoạn hình thành.

Toàn thế giới có khoảng 14 triệu nông dân trồng cacao và lao động nông thôn, chủ yếu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước phát triển. Tất cả các nông dân này đều sinh sống ở những đất nước quanh vùng xích đạo, thường là nông hộ nhỏ. Sản xuất cacao đòi hỏi lực lượng lao động lớn nhưng thường có năng suất thấp, khiến người nông dân gặp nhiều thách thức để đạt hiệu quả kinh tế.

Hiện đã có một số sáng kiến ​​để hỗ trợ nông dân sản xuất bền vững, trong đó phần lớn ý kiến cho ngành ca cao là thống nhất tăng sử dụng ca cao bền vững trong những năm tới. Điều này đã tạo ra nhu cầu để hài hòa các sang kiến, thống nhất các quy trình thủ tục và tạo độ đồng thuận về ý nghĩa sự bền vững trong lĩnh vực này nhằm để nâng cao hiểu biết chung và để tạo ra một sân chơi bình đẳng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 34101, Hạt cacao bền vững và dễ truy xuất nguồn gốc, sẽ xác định yêu cầu cho hệ thống quản lý việc trồng hạt cacao, làm cho sản xuất bền vững hơn. Nó giống như một kế hoạch phát triển nông nghiệp năng động, sử dụng phương pháp tiếp cận từng bước. Phần một, hai và ba của bộ tiêu chuẩn này đã qua giai đoạn Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế (DIS) hay còn gọi là giai đoạn điều tra công khai, có nghĩa là bất cứ ai quan tâm có thể gửi phản hồi về dự thảo này để được xem xét trước khi công bố chính thức vào năm 2017.

Bộ tiêu chuẩn được thiết kế để áp dụng bởi tất cả những người tham gia vào chuỗi cung ứng cacao,  từ người nông dân cho đến người mua bán, đến các tổ chức khác có liên quan trong lĩnh vực này; và nhằm mục đích thực hiện các hoạt động nông nghiệp tốt, bảo vệ môi trường và cải thiện các điều kiện xã hội và đời sống của nông dân. Tất cả điều này có thể làm cho việc trồng cây cacao trở nên hấp dẫn hơn đối với những người trẻ tuổi, mà quan trọng là độ tuổi trung bình của nông dân đã tăng lên nhanh chóng ở các vùng sản xuất ca cao chính trong vài thập kỷ qua.

Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng bởi Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) thuộc CEN/TC 415, Cacao bền vững và dễ truy nguyên, với Ban thư ký là DS, thành viên Đan Mạch của Ủy ban Tiêu chuẩn ISO kết hợp cùng với Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 34/SC 18, Ca cao, đồng quản lý bởi các thành viên ISO như  Côte d'Ivoire (CODINORM), Ghana (GSA) và Hà Lan (NEN).

Jack Steijn, Chủ tịch của cả hai ban, cho biết bộ tiêu chuẩn mới này sẽ giúp hỗ trợ cho tính chuyên nghiệp của việc trồng cấy ca cao trên toàn thế giới.
"Việc sử dụng bộ tiêu chuẩn này sẽ có tác động giá trị đối với sinh kế của  nông dân trồng cacao và gia đình của họ, bởi vì nó sẽ giúp họ biến những nông trại của mình thành các doanh nghiệp làm ăn kinh tế."

Ông Edouard Kouassi N'Guessan, Phó Chủ tịch Ủy ban ISO/TC 34/SC 18, nhấn mạnh: "Người sản xuất ca cao và người tiêu dùng ca cao nên đạt được một định nghĩa chung về hạt cacao bền vững để tạo điều kiện cho những nỗ lực của nông dân đáp ứng được sự mong đợi."

Các bản dự thảo của bộ tiêu chuẩn đã được xây dựng theo một quá trình với nhiều bên tham gia, bao gồm những người có vai trò chính trong chuỗi cung ứng cacao, các thành viên ISO từ những nước sản xuất ca cao và tiêu thụ ca cao nhiều nhất, đồng thời có cả sự tham gia và hỗ trợ của những tổ chức lớn trong ngành như như CAOBISCO, Hiệp hội ca cao Châu Âu (ECA), Liên đoàn Châu Âu về Thực phẩm, Nông nghiệp và Du lịch Thương mại (EFFAT), Liên đoàn Thương mại Ca cao (FCC), Tổ chức Nông dân ca cao quốc tế (ICCFO), Sáng kiến ​​ca cao quốc tế (ICI), ISEAL Alliance, Quỹ Solidaridad Network và Quỹ Ca cao thế giới (WCF).

Một loạt các tổ chức và chính phủ các nước, đặc biệt là Bộ Ngoại giao Đan Mạch, đã hỗ trợ quá trình và tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực của các nước sản xuất ca cao vào việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn để hỗ trợ họ áp dụng các nguyên tắc quản lý mới và tăng cường biện pháp tiếp cận dễ dàng hơn đối với thị trường quốc tế./.

 

Các dịch vụ do TechDoc cung cấp:    

 

 

Vui lòng liên hệ với TechDoc:

 

 


Ấn phẩm