Loading data. Please wait

Tin tức / Mã số mã vạch

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo thuận lợi thương mại

 

Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc là một hoạt động còn khá mới song đã và đang được triển khai nhanh chóng. 

Ngày 24/8 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Truy xuất nguồn gốc hàng hóa góp phần tạo thuận lợi thương mại với sự tham gia của hơn 400 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, thực phẩm.

Hiện nay, truy xuất nguồn gốc có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng và đời sống xã hội toàn dân nói chung.

Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc là một hoạt động còn khá mới song đã và đang được triển khai nhanh chóng. Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến, người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc, chưa hiểu đúng bản chất của truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành hàng cụ thể.

Do đó, Hội thảo diễn ra góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức để tận dụng tốt các cơ hội thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức trong bối cảnh hội nhập toàn cầu của Việt Nam. Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp đối với hoạt động này để có hình thức quản lý phù hợp.

Hội thảo tập trung trao đổi về những yêu cầu và sự cần thiết của truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nội địa và xuất khẩu. Thực tế ứng dụng truy xuất nguồn gốc tại các doanh nghiệp. Liên kết hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Phiên thứ hai thảo luận các vấn đề xoay quanh truy xuất nguồn gốc góp phần tạo thuận lợi thương mại giữa các chuyên gia và đại biểu tham dự.

Thông qua việc chia sẻ, trao đổi và thảo luận từ các chuyên gia, góp phần thắt chặt mối liên kết, tương tác đa chiều giữa 4 đơn vị: “Nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất, người tiêu thụ”. Qua đó, tìm ra hướng hỗ trợ và định hướng các doanh nghiệp có đóng góp hiệu quả vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là đối với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

(Nguồn nongnghiep.vn)


...

Dự án thí điểm ứng dụng Mã số mã vạch GS1 trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại GMS do dự án ADB T

Trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Nông nghiệp Then chốt Tiểu vùng sông Mê kông Mở rộng (GMS) do Ngân hàng Phát triển...

...

Các hội thảo đào tạo năm 2017 về Hệ thống tiêu chuẩn GS1 về truy xuất nguồn gốc

Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức và hướng dẫn áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn GS1 tại Việt...

...

Đề xuất xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia

Theo thông tin từ Bộ KH-CN, Bộ đã đề xuất xây dựng đề án tổng thể về triển khai, áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn...

...

Hà Nội: Phấn đấu 100% chuỗi cung ứng nông sản được truy xuất nguồn gốc

Năm 2020, Hà Nội phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn ứng dụng hệ thống thông...

...

Công bố TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp đánh giá chợ kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối...

...

Sẽ dán tem truy nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên toàn quốc

Sản phẩm hàng hóa trôi nổi, nhái nhãn mác sẽ bị người tiêu dùng loại trừ khi có tem truy xuất nguồn gốc

...

Hỗ trợ Thừa Thiên Huế xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số mã vạch

Ngày 30/6/2018 đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy, hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng, áp dụng hệ...

Ấn phẩm