Loading data. Please wait

Tin tức / Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chính phủ yêu cầu siết chặt việc nhập phế liệu vào Việt Nam

 

Chính phủ vừa đưa ra thông báo yêu cầu 4 bộ ngành là Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam vì Trung Quốc đang cấm nhập phế liệu vào nước này, khiến nguy cơ phế liệu sẽ nhập ồ ạt vào nước ta.

 

1
 
Chính phủ yêu cầu siết chặt việc nhập phế liệu vào Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Chính phủ yêu cầu 4 Bộ trên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tăng trường rà soát, siết chặt mọi hoạt động nhập phế liệu vào Việt Nam. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động mua bán, chế biến phế liệu nhằm đảm bảo an toàn môi trường. Trường hợp vượt thẩm quyền, các Bộ cần kịp thời báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý phù hợp.

Theo cảnh báo được cơ quan Hải quan đưa ra nửa đầu năm nay, từ đầu năm 2018, Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu rác thải, phế liệu từ nhựa, ni-lon, điều này có nguy cơ tiềm tàng đối với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khi có thể trở thành điểm đến của các loại mặt hàng (là rác thải, phế liệu).

Thực tế ở nước ta, tình trạng trên không còn là nguy cơ khi tại cảng Cát Lái (TP. HCM) - cảng container lớn nhất cả nước việc ùn tắc phế liệu trở nên nóng bỏng trong những tháng vừa qua. Tại khu cảng Hải Phòng- địa bàn xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc tình trạng ùn tắc phế liệu cũng ở mức đáng báo động.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 5/2018, cả nước nhập hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu, kim ngạch hơn 744 triệu USD (đạt hơn 16.900 tỷ đồng).

Hiện, Việt Nam nhập khẩu phế liệu nhiều nhất của Nhật Bản, với hơn 546.000 tấn, đạt giá trị kim ngạch 200 triệu USD, thị trường thứ 2 là Hoa Kỳ, với lượng nhập phế liệu sắt thép vào khoảng 389.000 tấn, kim ngạch 138 triệu USD.

Ngoài việc nhập khẩu sắt thép phế liệu, máy móc, hiện một số phế liệu khác còn được nhập khẩu về Việt Nam trong đó có tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô. Hiện mặt hàng này đang nằm phần lớn ở các cảng biển, trong đó đặc biệt là các cảng biển quốc tế.

Mục đích của việc nhập khẩu lốp ô tô  cũ là sơ chế và làm nhiên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất kính và các sản phẩm thủ công nghiệp. Tuy nhiên, hiện những sản phẩm này đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài săm lốp ô tô, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn nhập khẩu hạt nhựa và phế liệu nhựa, bao bì hay một số loại pin đã qua sử dụng về Việt Nam tái chế nhựa thành phẩm. Hoạt động này đang được Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Trả lời chất vấn tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Bộ sẽ rà soát lại toàn bộ danh mục nhập khẩu phế liệu. “Hiện nay, một số nước đã nói không với nhập khẩu phế liệu, chúng ta sẽ xem cái nào là phế liệu, cái nào là chất thải để có lộ trình hợp lý. Tôi rất đồng tình Việt Nam không đủ năng lực công nghệ để xử lý chất thải, nên chúng ta sẽ phải nói không với nhập khẩu chất thải”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.


...

Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm tấm sàn hộp bê tông cốt thép dùng làm sàn và mái nhà dân dụng

Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế và chế tạo tấm sàn hộp bê tông cốt thép có một hoặc hai lỗ rỗng hình thang (tấm...

...

Phế liệu nhập khẩu bắt buộc phải lấy mẫu kiểm định

Tổng cục Hải quan yêu cầu đối với hàng hóa khai báo là phế liệu nhập khẩu, khi thực hiện thủ tục hải quan phải lấy mẫu...

...

Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu

Bộ Công Thương vừa ra Chỉ thị 06/CT-BCT về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu...

...

Ông Mai Tiến Dũng: Chưa có quy chuẩn về phế liệu nhập khẩu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét lại nghiêm túc quản lý Nhà nước đối với phế liệu nhập khẩu

Ấn phẩm