Loading data. Please wait

Tin tức / Chứng nhận sản phẩm

Chứng nhận Halal

 

Các bài viết liên quan:  

 

Chứng nhận Halal là gì?

Khi tạo ra các sản phẩm hướng tới người tiêu dùng halal, Chứng nhận Halal là cách để các sản phẩm đó được hợp pháp hóa. Khi một sản phẩm được chứng nhận, đó là biểu tượng của chất lượng và sự tuân thủ các tiêu chuẩn Halal. Chứng nhận Halal được các tổ chức chứng nhận cung cấp để đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.

Tại sao chứng nhận Halal?

Chứng nhận Halal cho phép các công ty tiếp cận gần 2 tỷ người tiêu dùng Halal trên toàn thế giới. Việc đạt được chứng chỉ Halal sẽ giúp các công ty thực hiện đúng quy trình sản xuất kinh doanh theo yêu cầu về halal để nhanh chóng mở rộng tiềm năng và khai thác thị trường trị giá hàng nghìn tỷ đô la đang phát triển nhanh chóng này.

Quy trình chứng nhận Halal

Quy trình chứng nhận Halal cũng tuân thủ theo các yêu cầu của chứng nhận sản phẩm.

Năm bước để thực hiện việc chứng nhận Halal:

Bước 1 - Đơn xin chứng nhận Halal

Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu đăng ký và chọn chương trình chứng nhận Halal phù hợp với thị trường xuất khẩu. Nộp phiếu đăng kí chứng nhận theo mẫu. 

Tổ chức đăng kí chứng nhận Halal cần tìm hiểu rõ thị trường xuất khẩu của sản phẩm để tiến hành lựa chọn theo 3 chương trình chứng nhận: AKIM Malaysia, MUI Indonesia, GCC (GCC bao gồm: UAE, Kuwwait, Oman, Quatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yemen).

Bước 2 - Thỏa thuận/Báo giá

Sau khi nhận được đơn đăng ký, tổ chức chứng nhân sẽ xem xét đơn đăng ký, liên hệ với người đăng ký và thiết lập thỏa thuận về các điều khoản dịch vụ. Tại thời điểm này, tổ chức chứng nhận sẽ gửi cho người nộp đơn một hợp đồng cũng như báo giá hoặc hóa đơn.

Bước 3 - Đánh giá kỹ thuật (đánh giá hồ sơ) 

Đánh giá hồ sơ (hoặc tại doanh nghiệp): Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2. 

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm: Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức); Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập; Các giấy phép hoạt động (nếu có); Quy trình/Sơ đồ sản xuất sản phẩm chứng nhận; Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận; Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có); Các hồ sơ chứng minh thành phần nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram. 

Tổ chức chứng nhận Halal sẽ đánh giá hồ sơ và thông báo đến tổ chức để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần). Tổng thời gian cho việc đánh giá giai đoạn 1 là không quá 90 ngày kể từ thời điểm sẵn sàng cho việc đánh giá giai đoạn 1 (đủ các điều kiện: Hợp đồng đã được ký kết, đã gửi hồ sơ giai đoạn 1, đã tạm ứng 30% giá trị hợp đồng). Nếu quá thời hạn này, hồ sơ được xem là không hợp lệ.

Bước 4 - Đánh giá tại chỗ

Tổ chức chứng nhận sẽ chỉ định một chuyên gia đánh giá am hiểu kỹ thuật halal và một chuyên gia về các vấn đề Hồi giáo lên lịch, lập kế hoạch và tiến hành đánh giá. Một kế hoạch đánh giá chi tiết được gửi tới khách hàng giải thích các yếu tố và quy trình. Việc đánh sau đó được tiến hành và sau khi hoàn thành, một báo cáo chi tiết sẽ được gửi cho khách hàng cùng với bất kỳ phát hiện nào. Nếu cần khắc phục, chuyên gia đánh giá sẽ thông báo điều đó với người nộp đơn và họ sẽ có cơ hội khắc phục những phát hiện của các chuyên gia đánh giá. 

Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế: MS 1500:2019, GSO 2055-1, MUI... Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với quy định về Halal để cấp chứng chỉ.

Bước 5 - Đánh giá, Quyết định và Chứng nhận Cuối cùng

Kết thúc quá trình đánh giá, Đoàn chuyên Tổ chức chứng nhận Halal xem xét và ra quyết định chứng nhận. Trong trường hợp có những điểm không phù hợp, tổ chức được đánh giá phải tiến hành biện pháp khắc phục, gửi báo cáo hành động khắc phục và bằng chứng kèm theo đến Tổ chức chứng nhận Halal trong khoảng thời gian đã định là 30 ngày kể từ ngày đánh giá hiện trường. Tổ chức chứng nhận Halal có trách nhiệm xem xét hiệu quả của hành động khắc phục.

Tổ chức chứng nhận Halal tiến hành trình báo cáo đánh giá và các bằng chứng kèm theo cho hội đồng chứng nhận đánh giá và thẩm xét hồ sơ để đảm bảo rằng các hoạt động đánh giá đã diễn ra theo đúng yêu cầu, đúng thủ tục và các điểm không phù hợp đều đã được tổ chức khắc phục một cách kịp thời, thích hợp trước khi cấp chứng nhận.

Sự phù hợp trong đánh giá Halal: Tổ chức chứng nhận Halal sẽ đánh giá sự phù hợp việc tuân thủ Halal thông qua giám sát định kỳ hoặc bất ngờ khi có bằng chứng cho thấy công ty không tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn Halal. Khi phát hiện trong khoảng thời gian sau khi cấp giấy chứng nhận Halal, bất kỳ thay đổi được thực hiện bởi các nhà sản xuất mà không được chấp thuận trước của Tổ chức chứng nhận Halal sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ hoặc thu hồi. 

Vui lòng liên hệ với TechDoc để được hỗ trợ thêm thông tin và dịch vụ tư vấn áp dụng và chứng nhận Halal:  

 


...

Halal là gì

Halal là một thuật ngữ tiếng Ả Rập, được sử dụng để miêu tả những điều kiện và quy tắc về thực phẩm, đồ uống và cách...

...

Tiêu chuẩn Halal và tầm quan trọng của Tiêu chuẩn Halal đối với đời sống xã hội

Tiêu chuẩn Halal là một hệ thống quy tắc và yêu cầu đối với thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác, tuân...

...

Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn Halal

Áp dụng tiêu chuẩn Halal mang lại nhiều lợi ích về tôn giáo, vệ sinh, thị trường và uy tín, đồng thời khuyến khích sự...

...

Một số khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn Halal tại các quốc gia phi Hồi giáo và đề xuất giải pháp

Một số quốc gia phi Hồi giáo đã bắt đầu nhìn nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn Halal và đã đưa ra các bước để phát...

...

Loại tiêu chuẩn Halal được sử dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới

Có nhiều tiêu chuẩn Halal khác trên thế giới, mỗi tiêu chuẩn có những yêu cầu và quy định riêng, nhằm đảm bảo tính Halal...

...

Các lĩnh vực phổ biến áp dụng của Tiêu chuẩn Halal hiện nay

Các tiêu chuẩn Halal được thiết kế để đảm bảo tính Halal của các sản phẩm và dịch vụ trong các lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu...

...

Vai trò của các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn Halal

Các tiêu chuẩn Halal được xây dựng, áp dụng và quản lý một cách toàn diện và hiệu quả, nhằm đảm bảo tính Halal của các...

...

Các cách thức để doanh nghiệp có thể áp dụng được tiêu chuẩn Halal

Qua việc áp dụng các cách thức này, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính Halal của sản phẩm hoặc dịch vụ và đáp ứng nhu cầu...

...

Các yêu cầu cơ bản đối với một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến được quy định trong tiêu chuẩn Halal

Dưới đây là các yêu cầu cơ bản đối với một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến được quy định trong tiêu chuẩn Halal giúp tổ...

...

Các tổ chức quốc tế và quốc gia tham gia chính vào việc xây dựng tiêu chuẩn Halal

Dưới đây là các tổ chức quốc tế và quốc gia tham gia chính vào việc xây dựng tiêu chuẩn Halal đã được hầu hết các quốc...

...

Chứng nhận Halal

Khi một sản phẩm được chứng nhận, đó là biểu tượng của chất lượng và sự tuân thủ các tiêu chuẩn Halal.

...

Danh mục các Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam và Tiêu chuẩn nước ngoài về Halal

Dưới đây là danh mục đầy đủ các Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam và Tiêu chuẩn nước ngoài về Halal mới nhất (2024) để...

Ấn phẩm