Loading data. Please wait

Tin tức / Mã số mã vạch

Hội nghị tham vấn về Tăng cường năng lực Xác định nguồn gốc thực phẩm theo MSMV GS1 tại các nước GMS

Đến tham dự Hội nghị có ông Trần Văn Vinh – Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, CEO GS1 Việt Nam và đông đảo đại biểu từ các chuỗi cung ứng thực phẩm và các nhà cung cấp giải pháp. Hội nghị đã được báo cáo viên từ GS1 quốc tế và GS1 Việt Nam làm rõ các yêu cầu của chính phủ và xã hội về XĐNG, chuyển tải và phân tích được các lợi ích, yêu cầu và chi phí cần đầu tư để một chuỗi giá trị áp dụng hiệu quả MSMV GS1 vào XĐNG.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Đàm, Trưởng phòng Hợp tác Đa phương – Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết:

“Hợp tác GMS gồm 6 nước Cămpuchia, Lào, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam được hình thành bắt đầu từ khởi xướng của ADB năm 1992. Để định hướng cho các hoạt động của GMS, các nước đã cùng nhau thống nhất xây dựng Khung Chiến lược hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS SF) giai đoạn 2012-2022 bao gồm 6 lĩnh vực: Giao thông và Thương mại; Du lịch; Năng lượng; Nông nghiệp; Môi trường, Phát triển nguồn nhân lực.

Hợp tác Nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở Khung chiến lược hợp tác GMS về Nông nghiệp và Chương trình hỗ trợ Nông nghiệp then chốt (CASP), giai đoạn 2011-2020 tập trung vào những nội dung chính, chung nhất cho tất cả các nước như sau:

  1. An toàn thực phẩm và hiện đại hóa  thương mại.
  2. Nông nghiệp thân thiện với Môi trường.
  3. Năng lượng sinh học và quản lý năng lượng sinh khối.

Trong các hoạt động của dự án, rất nhiều hoạt động hỗ trợ kĩ thuật nhằm thúc đẩy an toàn thực phẩm đã được đề xuất và triển khai trong chương trình, bao gồm xây dựng các mô hình canh tác rau sạch, canh tác rau hữu cơ, Canh tác lúa SRI, phát triển và ứng dụng than sinh học, thí điểm sử dụng CNTT XĐNG thịt gà, mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững, v.v.

Cũng trong Chương trình, trong Chiến lược Phát triển Chuỗi giá trị Nông sản an toàn và Thân thiện với Môi trường vừa được Bộ trưởng Nông nghiệp các Quốc gia GMS thông qua tại Siem Reap tháng 9 năm 2017 (gọi tắt là Chiến lược SEAP), vấn để cải thiện an toàn thực phẩm gắn với phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông sản và ngành nông nghiệp tiếp tục được nhấn mạnh và đề xuất hỗ trợ thực hiện trong giai đoạn 2018-2012.

Trong bối cảnh này, để khởi động thực thi chiến lược SEAP, trước mắt, ADB TA-8163 sẽ hỗ trợ các nước trong tiểu vùng thí điểm nâng cao năng lực XĐNG thực phẩm, một thành tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác giữa ADB và tổ chức MSMV Toàn Cầu GS1 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp AMM2 tháng 9/2017, ADB có đề xuất thí điểm việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua MSMV của GS1 với một chuỗi nông sản an toàn và thân thiện môi trường tại mỗi nước GMS.”

Hội nghị tham đã lắng nghe các ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp về áp dụng MSMV vào truy xuất, các khó khăn vướng mắc từ thực tiễn từ góc nhìn của doanh nghiệp và các bên tham gia/các bên liên quan trong chuỗi giá trị đó.

Cũng do nguồn tài trợ còn hạn hẹp, ADB sẽ chỉ lựa chọn hỗ trợ một chuỗi giá trị (do một doanh nghiệp đầu mối tiếp nhận) thực thi hệ thống này, theo đó, sau hội nghị tham vấn này, 1 chuỗi giá trị sẽ được đề xuất ADB lựa chọn để tổ chức một chương trình đào tạo về sử dụng và vận hành hệ thống XĐNG theo MSMV GS1 và sau đó dự kiến sẽ triển khai một thí điểm trong 3 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 6 năm 2018, ngân sách tài trợ tối đa là 15.000 USD.

Sự thành công của chương trình này là tiền đề để phía Việt Nam đề xuất ADB tiếp tục có các khoản kinh phí và chương trình hội thảo khoa học sâu hơn, rộng hơn cho hoạt động này trong thời gian tới đây./.

(gs1.org.vn)


...

Thông tư 13/2018/TT-BYT quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền

CSKD dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền phải thiết lập hệ...

Ấn phẩm